Trăn trở của nữ hiệu trưởng trường công nổi tiếng Hà Nội

Bằng sự tận tâm và say mê với nghề giáo, nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) đã cùng với tập thể sư phạm nhà trường nỗ lực hết mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguyễn Thị Thu Hà - nữ hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương sinh ra trong một gia đình có truyền thống sư phạm khi ông nội của cô là một thầy đồ, bố cô cũng là giảng viên tại một trường đại học danh tiếng. Vậy nên chỉ sau 1 năm theo học tại trường luật, cô sinh viên Nguyễn Thị Thu Hà thời điểm đó nhận thấy bản thân yêu thích sự lãng mạn, sáng tạo hơn là những văn bản, điều luật có phần khô khan, gò bó.

Vào kỳ thi tuyển sinh đại học năm sau, cô Hà quyết định nộp hồ sơ thi vào Trường Đại học Sư phạm và Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và trúng tuyển vào cả 2 ngôi trường với số điểm cao. Từ đây con đường hiện thực hóa ước mơ thủa nhỏ là trở thành một giáo viên của cô Hà cũng chính thức bắt đầu.

Chân dung cô Nguyễn Thị Thu Hà - nữ hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương

Cho đến hiện tại cô Hà đã có 25 năm nỗ lực phấn đấu trong nghề giáo, trong đó có nhiều năm làm công tác quản lý. Cô luôn tâm niệm dù ở vị trí công tác nào thì cũng phải tận tâm, tận lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cô luôn là người gương mẫu, sâu sát tình hình và giữ vững được sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm nhà trường.

Khi được hỏi vì sao một người giáo viên với năng lực và kinh nghiệm dày dặn không chuyển sang trường tư để nhận một chế độ đãi ngộ tốt hơn thì cô Hà không ngần ngại trả lời: “Trường công hay trường tư đều là mô hình giáo dục mang đến cho học sinh nhiều cơ hội. Tuy nhiên tôi chọn ở lại trường công vì đó là nơi tôi gắn bó suốt 25 năm qua, tôi yêu vẻ đẹp, phong cách cũng như văn hóa của những người sống và làm việc ở đây.

Một điều cũng khá quan trọng với tôi là giáo dục công lập mang đến cho học sinh rất nhiều cơ hội để tất cả học sinh đều được đến trường, dù các em gặp hoàn cảnh khó khăn thì vẫn nhận được sự quan tâm, yêu thương và giúp đỡ các thầy cô và có cơ hội hết sức bình đẳng với các bạn khác, và đó là những ưu việt mà trường công có thể mang lại cho các em”.

Theo cô Thu Hà, giáo dục công lập mang đến cho học sinh các cơ hội phát triển bình đẳng.

25 năm công tác trong nghề, nữ hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương cũng có một số trăn trở, cô nói: “Những năm qua giáo dục có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học, về chương trình, sách giáo khoa, đổi mới về cách thức kiểm tra, đánh giá và dần mang lại hiệu quả tích cực. Đó là tín hiệu rất khả quan.

Thế nhưng, tôi vẫn còn nhiều trăn trở: Thực tế là hiện nay mỗi gia đình chỉ có 1-2 con cùng với đó là sự quan tâm của cả đại gia đình đều dồn cho đứa trẻ nên đôi khi vẫn còn có những phụ huynh yêu con quá, yêu chưa thực sự đúng cách dẫn tới tình huống "dở khóc dở cười" và hiệu qua giáo dục thực sự chưa được như mong muốn”.

Theo cô Hà, học sinh THCS ở tuổi 12-15 cần tự lập, tự sắp xếp công việc cũng như thời gian biểu cho việc học và cha mẹ phải nghiêm khắc với con để rèn cho con tính kỷ luật.

Nữ hiệu trưởng dành cả thanh xuân cống hiến cho sự nghiệp "trồng người".

Hằng ngày tôi đứng trước cổng trường để đón học sinh vào lớp thì tôi thấy vẫn còn rất nhiều hình ảnh quen thuộc như bố mẹ đưa con đến đỗ xe giữa cổng trường để con mình có thể thuận tiện nhất khi vào trường. Sau đó, còn đi vòng ra sau, quay xuống mở cửa xe cho con, thậm chí có phụ huynh còn xách cặp cho con vào tận trong trường.

Nếu nhìn qua thì thấy đó là hình ảnh những bậc phụ huynh quan tâm con, nhưng về phía những người làm công tác giáo dục tôi thấy phụ huynh cần để các con được tự lập, được có cơ hội thể hiện bản thân mình và phụ huynh nên nghiêm khắc yêu cầu các con làm việc. Đó là cách thể hiện tình yêu mang lại hiệu quả tốt hơn”, cô Hà nói.

Theo nữ hiệu trưởng này thì phụ huynh ai cũng yêu con nhưng cũng cần phải dũng cảm để các con làm việc, dũng cảm để đưa ra lời nhắc nhở, phê bình để các con hoàn thiện bản thân hơn, cố gắng để tự lập hơn không dựa dẫm vào bố mẹ hay thầy cô.

Học sinh Trường THCS Trưng Vương được yêu thương, rèn luyện và phát huy tối đa khả năng.

Sắp đến ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, cô Thu Hà muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đồng nghiệp vì cũng nhờ đồng nghiệp mà cô được tiếp thêm sức mạnh, tình yêu với công việc của mình. Hiện nay giáo viên phải đối diện với nhiều áp lực nhưng hãy vững tâm trong mọi trường hợp, hãy làm việc và ứng xử một cách sư phạm nhất thì khó khăn sẽ qua đi và tốt đẹp sẽ ở lại.

Hà Nội là địa phương có chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Năm học 2021-2022, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số học sinh đoạt giải quốc gia và quốc tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 63,9%. Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố phấn đấu nâng tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia lên 80-85%.

Trước đó, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các cơ chế, chính sách thu hút mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm giảm áp lực lên hệ thống các trường công lập; ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường công lập trong nội thành Hà Nội khi di dời trụ sở các bộ, ngành, các trường cao đẳng, đại học...

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo khẳng định, Bộ sẽ tập trung rà soát các chính sách để mở đường phát triển giáo dục và đào tạo cả nước, trong đó có Hà Nội. Bộ trưởng đề nghị Hà Nội mạnh dạn thí điểm một số chủ trương, chính sách mới để phát triển giáo dục và đào tạo như hợp tác công tư, tổ chức trường liên cấp, huy động giáo viên, giải pháp kiến trúc, không gian trường học.

Hoàng Thanh

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !