Cần đưa các vụ mua bán bào thai thành tội mua bán người dưới 16 tuổi

Có những phụ nữ bị đưa sang bên kia biên giới bằng đường sông từ khi mang thai, trẻ sơ sinh bị bế đi ngay sau khi chào đời, mẹ chúng được nhận lại một khoản tiền từ người môi giới.

Nhiều thai phụ chưa kịp nhìn mặt con

Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Bích Ngọc, điều phối viên dự án Em Vui – “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số”, cảnh báo, trong những năm gần đây tình hình tội mua bán người diễn biến rất phức tạp. Đối tượng mua bán người còn tiếp cận phụ nữ hay những em gái mang thai ngoài ý muốn nhằm mua bán bào thai cho những đối tượng khác ở nước ngoài. 

Gần đây nhất là đầu tháng 11/2022, Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ hình sự 8 đối tượng tham gia đường dây mua bán trẻ sơ sinh liên tỉnh. Trong số này, Nguyễn Thị Ngọc Như là một “mắt xích” quan trọng trong đường dây chuyên môi giới mua bán trẻ sơ sinh.

TS. Khuất Thu Hồng 

Theo đó, Nguyễn Thị Ngọc Như thường tiếp cận nhân viên, y tá, điều dưỡng bệnh viện phụ sản để lấy thông tin, tìm những phụ nữ đang mang thai đến khám hoặc những người phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện nhưng không muốn nuôi con, hoàn cảnh khó khăn, lầm lỡ, hoặc lý do khác để xin hoặc mua lại trẻ.

Theo thông tin điều tra, Nguyễn Thị Ngọc Như vào các hội, nhóm trên mạng xã hội, tại đây rao bán với giá từ 35-60 triệu đồng/bé. Tinh vi hơn, để hợp thức hóa nguồn gốc của trẻ sơ sinh, Nguyễn Thị Ngọc Như móc nối với các đối tượng khác làm cho mỗi trẻ một bộ hồ sơ giả. Các giấy tờ giả gồm giấy chứng sinh, giấy xác nhận AND, giấy khai sinh...

Có những giấy tờ làm giả này, Nguyễn Thị Ngọc Như bán hồ sơ này kèm với trẻ giá từ 30-40 triệu đồng/bộ cho người mua. Bằng thủ đoạn này, đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Như đã mua đi bán lại nhiều trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Phước, Kiên Giang, TP.HCM và Bình Dương.

Bà Ngọc cho biết, trong các câu chuyện bán bào thai cho những người hiếm muộn ở nước ngoài, chính nạn nhân cũng không biết được là người nhận có thực sự hiếm muộm hay không. Thậm chí có những trường hợp được đưa sang tận nước ngoài để sinh con. 

Một số nạn nhân bán bào thai sau khi được giải thoát kể lại, họ còn bị xâm hại tình dục tại quốc gia đến. Nạn nhân bị đưa sang Trung Quốc bằng đường sông từ khi mang thai, khi họ vừa sinh xong, những trẻ sơ sinh bị bế đi ngay khi những người phụ nữ kia còn chưa kịp nhìn mặt con, và họ được nhận lại một khoản tiền từ đối tượng môi giới. 

Vẫn còn khoảng trống chưa quy định trong luật 

Tình trạng mua bán bào thai xảy ra phổ biến ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, lợi dụng hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hạn chế trong hiểu biết về pháp luật và sự nhẹ dạ cả tin của người dân. 

Tuy nhiên, theo TS Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) những hành vi này lại chưa được Bộ luật hình sự nhìn nhận, phân tích một cách thấu đáo về mặt pháp lý và cả về mặt đạo đức. Việc mua bán bào thai, bản chất là coi bào thai người như một thứ hàng hóa để trao đổi, mua bán nhằm kiếm lợi nhuận. 

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, bào thai không phải là con người vì bào thai có thể hỏng trước khi sinh ra và có thể chết ngay sau khi sinh ra. 

“Với quy định pháp luật như vậy, những vụ mua bán bào thai không thể xét xử theo điều 151 tội Mua bán người dưới 16 tuổi. 

Mặt khác, theo quy định pháp luật thì thai nhi sinh ra, sau 24h phải làm giấy chứng sinh, vậy trường hợp thai nhi chết trước 24h hoặc hỏng bào thai thì không được coi là trẻ em, và cũng không được coi là mô hoặc bộ phận cơ thể, thì xử lý như thế nào?.

BLHS 2015 với điểm mới tách tội mua bán người thành tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi, nhưng không quy định hành vi mua bán bào thai trong BLHS đã tạo ra một khoảng trống lớn để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này”, TS Khuất Thu Hồng bày tỏ. 

Tình trạng mua bán bào thai xảy ra phổ biến ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, lợi dụng hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hạn chế trong hiểu biết về pháp luật và sự nhẹ dạ cả tin của người dân. 

Vị chuyên gia này cho rằng, cần rà soát quy định pháp luật về vấn đề mua bán bào thai. Về mặt khách quan hay chủ quan, hậu quả của hành vi gây ra, cần được đưa các vụ mua bán bào thai thành tội mua bán người dưới 16 tuổi, để hành vi phạm tội phải được trừng trị thích đáng.

Về mặt truyền thông, TS Khuất Thu Hồng cho rằng ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng chống mua bán người. 

Trong đó, chú ý tuyên truyền sâu, rộng tất cả hình thức mua bán người và những rủi ro tiềm ẩn của nó. Nhà trường cần tích cực hơn nữa tuyên truyền cho các em học sinh, bằng những hình thức sinh động, hấp dẫn để nâng cao nhận thức cho các em về vấn đề mua bán người như đóng kịch, vẽ tranh, các hình thức sân khấu hóa.

Bà Giang Thị Thu Thủy - Giám đốc điều hành tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam thông tin, thống kê của Bộ Công an cho thấy, tính từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1.300 vụ buôn bán người, bắt giữ được gần 1.700 đối tượng đã lừa bán gần 3.000 nạn nhân.

Các đối tượng buôn bán người dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hình thành nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia. Đáng ngại là nạn nhân chủ yếu bị bán sang các nước láng giềng của Việt Nam (chiếm khoảng 86%).

Cụ thể từ đầu năm 2022 đến nay, trong tổng số 40 vụ mua bán người trên toàn quốc, số vụ mua bán người được phát hiện, điều tra liên quan đến địa bàn Campuchia chiếm 17,5%. Các vụ việc tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia được phát hiện tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Đắk Lắk, Lào Cai, Thanh Hóa, Nam Định, Gia Lai… Đến nay, đã có 183 công dân được giải cứu hoặc tự trở về từ Campuchia.

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !