Tập huấn Phòng chống rửa tiền từ buôn bán động vật hoang dã cho ngành tài chính

Buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật được đánh giá là một loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nghiêm trọng, có lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy tội phạm động vật hoang dã có liên quan đến nạn tham nhũng, rửa tiền, đe dọa đa dạng sinh học và tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế. 

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đối tượng tội phạm buôn bán động vật hoang dã khai thác các điểm yếu trong và ngoài ngành tài chính để di chuyển, che giấu và rửa tiền bất chính. 

Trong khuôn khổ dự án Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp do USAID tài trợ, mới đây Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức hội thảo tập huấn với chủ đề “Phòng, chống tội phạm rửa tiền từ buôn bán trái phép động vật hoang dã”. 

Sự kiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các tổ chức tài chính, các công ty Fintech về rủi ro rửa tiền liên quan đến buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật; Tuyên truyền thông điệp về nỗ lực phòng chống buôn bán động vật hoang dã, các tổ chức không khoan nhượng đối với hành vi buôn bán động vật hoang dã trái luật.

Hội thảo đã cung cấp kiến ​​thức chuyên môn về nạn buôn bán ĐVHD trái pháp luật, và bối cảnh nhiều biến động của tội phạm rửa tiền liên quan buôn bán ĐVHD bất hợp pháp ở Việt Nam, các rủi ro rửa tiền liên quan và khuyến khích các nhà lãnh đạo ngành Tài chính trở thành những đại sứ chống lại nạn buôn bán ĐVHD. Nhiều đại diện ngành Tài chính lần đầu tiên được biết đến các quy định liên quan đến buôn bán ĐVHD bất hợp pháp đã bày tỏ sự quan tâm cao độ và tích cực tham gia thảo luận trong các hoạt động nhóm.

 

Bà Sirirut Rattanamongkolsak, Điều tra viên cao cấp, Văn phòng Chống rửa tiền, Thái Lan, phát biểu tại Hội thảo theo phương thức trực tuyến.


Hơn 100 đại diện đến từ các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chuyển tiền và các tổ chức phi chính phủ đã tham dự hội thảo. Trong số các tổ chức tham dự có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 3 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, 17 ngân hàng thương mại, trong đó có ACB Bank, Techcombank, PVcombank, và 7 ngân hàng quốc tế, ví dụ như HSBC, ANZ, CitiBank N.A. Các công ty tài chính và chuyển tiền (NAPAS, Lotte Financial Việt Nam, EVN Finance), Học viện Ngân hàng,…

Tại Hội thảo, bà Sirirut Rattanamongkolsak, Điều tra viên cao cấp, Văn phòng Chống rửa tiền, Thái Lan, đã đưa ra nhiều kinh nghiệm từ việc điều tra các dòng tài chính bất hợp pháp và các thủ đoạn đã được các đối tượng sử dụng để rửa tiền. 

Tiến sĩ Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý thẩm quyền CITES Việt Nam đã chia sẻ các quy định mới nhất của Công ước CITES và Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với các vụ án buôn bán ĐVHD trái pháp luật được coi là tội phạm nguồn của hoạt động rửa tiền trong nước.

Theo bà Michelle Owen, Giám đốc Dự án bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nỗ lực phối hợp nhằm chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam vẫn là một trung tâm toàn cầu của nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã và vừa là một quốc gia cung và cầu chính. 

Ngân Giang

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !