10 năm, Quảng Nam bắt giữ 17 đối tượng mua bán người, giải cứu 14 nạn nhân

Theo Công an tỉnh Quảng Nam, từ năm 2012 đến nay, lực lượng chức năng của tỉnh này đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 9 vụ mua bán người với 17 đối tượng; 14 nạn nhân được giải cứu, tiếp cận và hỗ trợ về lại cộng đồng.

Sáng 5/10, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Quảng Nam phối hợp Công an tỉnh tập huấn chính sách pháp luật về phòng chống mua bán người cho cán bộ ngành LĐ-TB&XH và công an các địa phương.

Các báo cáo viên đã truyền đạt một số quy định về xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ nạn nhân; công tác phòng chống mua bán người; nhận diện các thủ đoạn mua bán người; các hành vi cấu thành tội mua bán người; triển khai Luật Phòng chống mua bán người; kỹ năng can thiệp tâm lý, quy trình hỗ trợ nạn nhân mua bán người tại cộng đồng...

Theo Công an tỉnh, từ năm 2012 đến nay, Quảng Nam phát hiện, bắt giữ và xử lý 9 vụ mua bán người với 17 đối tượng; 14 nạn nhân được giải cứu, tiếp cận và hỗ trợ về lại cộng đồng. Nạn nhân phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, sống ở khu vực miền núi nên việc tiếp cận các thông tin xã hội còn nhiều hạn chế.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng công dân bị dụ dỗ đưa sang Campuchia làm việc, bị yêu cầu đóng tiền chuộc mới được về nước. Công an tỉnh đã phối hợp các cơ quan chức năng xác minh, giải cứu, tiếp nhận 2 trường hợp về nước; bắt giữ 1 đối tượng dụ dỗ, đưa 7 trường hợp qua Campuchia trái phép.

Một nạn nhân ở Quảng Nam bị lừa đưa sang Campuchia đến công an trình báo.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH cho biết, để phòng chống nạn mua bán người, cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH, công an các địa phương cần được tập huấn, bổ sung kiến thức, kỹ năng để phòng chống, nhận diện dấu hiệu của nạn mua bán người.

Muốn hỗ trợ nạn nhân thì cán bộ cũng phải có kỹ năng can thiệp tâm lý, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, đơn vị tổ chức tập huấn, trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết để tạo được mạng lưới cán bộ cơ sở hỗ trợ hiệu quả việc phòng chống nạn mua bán người.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng ban hành Kế hoạch 54 triển khai thực hiện chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, địa phương trong phòng chống mua bán người.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp ngành và trong quần chúng nhân dân; kịp thời làm rõ và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác phòng chống mua bán người, ưu tiên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn và mục đích của tội phạm mua bán người bằng nhiều hình thức để toàn dân biết, theo dõi.

Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt hơn 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh; khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định pháp luật. Phấn đấu tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án mua bán người đạt hơn 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết, xét xử...

Hồ Ca

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !