Bản án thích đáng cho những đối tượng bán 4 người sang sòng bạc Campuchia

Do nhu cầu các công ty đánh bạc trực tuyến ở Campuchia đang cần người, Hiền và đồng bọn đã bàn nhau đưa 4 người sang bán lấy 263 triệu đồng chia nhau tiêu xài. Sau khi thoát được các nạn nhân đã làm đơn tố cáo, các đối tượng sau đó bị bắt giữ.

Ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk  mở phiên xét xử đưa các đối tượng: Nguyễn Văn Hiền (trú tại xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột); Nguyễn Đàm Trung Hiếu (19 tuổi), Trần Văn Ngàn (22 tuổi, cùng trú tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) và Đỗ Thị Mỹ Hạnh (30 tuổi, trú tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) về tội “mua bán người”. 

4 bị cáo Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Đàm Trung Hiếu, Trần Văn Ngàn và Đỗ Thị Mỹ Hạnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tội mua bán người.

Theo cáo trạng, năm 2020, Hiền sang Campuchia làm việc cho một số công ty đánh bạc trực tuyến. Tại đây, Hiền biết những công ty này đang cần tuyển người Việt Nam và nếu đưa được 1 người Việt Nam sang bán sẽ được trả từ 2.500 đến 3.000 USD (khoảng 46 triệu đồng đến 75 triệu đồng). 

Sau đó, Hiền đã thỏa thuận với 2 đối tượng người Việt Nam (chưa rõ lai lịch) nhờ giúp đưa người vượt biên sang Campuchia để bán. 

Đến tháng 10/2021, Hiền từ Campuchia về Việt Nam rồi liên hệ, bàn bạc với Hiếu và Ngàn để tìm người bán sang Campuchia thì cả 2 đồng ý.

Quá trình trao đổi, Hiền nói cho Hiếu và Ngàn biết tại Campuchia phải ở và làm việc tập trung, bị quản thúc, thời gian làm việc từ 12 đến 15 giờ/ngày. 

Công việc rất áp lực, phải đạt chỉ tiêu do công ty đặt ra thì mới được nhận đủ lương, nếu không bị trừ lương hoặc bán cho các công ty khác. 

Vì vậy, Hiền dặn 2 đối tượng khi đăng bài trên các trang mạng xã hội phải đưa thông tin với nội dung tuyển lao động với mức lương từ 23 đến 30 triệu đồng/tháng, mỗi ngày làm việc từ 8 đến 10 tiếng, công việc và chỗ ăn ở thoải mái, có ký kết hợp đồng lao động. 

Đến tháng 11/2021, Hiếu thông báo cho Hiền biết đã tìm được 4 người cùng trú tại TP Buôn Ma Thuột.  Hiền đã gửi thông tin 4 nạn nhân cho Hạnh và 2 người Việt Nam chưa rõ lai lịch để tổ chức đưa sang Campuchia. 

Sau đó, các đối tượng đưa 4 nạn nhân đến biên giới tỉnh Tây Ninh vượt biên trái phép sang Campuchia và bán được hơn 263 triệu đồng, chia nhau tiêu xài. 

Tại Campuchia, 4 nạn nhân làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến, bị đánh đập, bỏ đói, nếu muốn trở về Việt Nam mỗi người phải nộp tiền chuộc khoảng 100 triệu đồng. Sau đó, 4 nạn nhân đã tìm cách liên lạc với gia đình tố giác. 

Căn cứ các tình tiết của vụ án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiền 14 năm tù, Đỗ Thị Mỹ Hạnh 13 năm tù, Nguyễn Đặng Trung Hiếu 12 năm tù, Trần Văn Ngàn 9 năm tù, cùng về tội "Mua bán người".

Sông Cài

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !