NHNN thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng

NHNN sẽ tận dụng cơ hội cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, như: Đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng....

Tại buổi họp báo công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng do NHNN tổ chức sáng 28/7, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý, ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục CNTT (NHNN) cho hay, NHNN đang phối hợp với Bộ Công an hoàn thiện hành lang pháp lý, sửa đổi các quy định để phù hợp với ngành ngân hàng.

Đối với hệ thống của NHNN, ông Đoàn Thanh Hải khẳng định về mặt kỹ thuật tương đối liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu. Về phía các TCTD, một số ngân hàng đã triển khai việc sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ ATM và hoàn toàn thông suốt về mặt kỹ thuật.

Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác như xác thực từ xa, app trên các ứng dụng, xác thực KYC để mở tài khoản,…

“Thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để hoàn thiện cơ sở pháp lý. Phía NHNN cũng sẽ rà soát các văn bản liên quan thuộc thẩm quyền NHNN ban hành để sửa đổi cho phù hợp”, ông Đoàn Thanh Hải nói.

Ngoài ra, mỗi TCTD đều có cơ sở dữ liệu khách hàng của mình, các TCTD cũng cần kết nối với cổng dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu. NHNN cũng đang phối hợp với các TCTD làm sạch dữ liệu của các TCTD.

{keywords}
Từ trái qua: Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán; bà Nguyễn Thị Hòa, Viện trưởng Viện Chiến lược; và ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục CNTT (NHNN).

Bà Nguyễn Thị Hòa, Viện trưởng Viện Chiến lược, khẳng định, NHNN đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách, kế hoạch lớn mang tính chất định hướng, tận dụng cơ hội cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, như: Đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trải dài nhiều giai đoạn từ năm 2006, Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trên cơ sở đó, sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành ngân hàng năm nay dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2022 tại Hà Nội. 

Sự kiện sẽ có hội thảo khoa học với chủ đề: “Tăng cường kết nối, thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng” nhằm tổng kết các thành tựu về chuyển đối số, đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; triển lãm trưng bày các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu về ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số của ngành ngân hàng.

Về phía các TCTD, nhiều ngân hàng xem chuyển đổi số và việc phát triển mô hình, hoạt động ngân hàng số là một mục tiêu trong chiến lược kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động đầu tư cho chuyển đổi số được chú trọng.

Theo Vụ Thanh toán (NHNN), trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% (so với cùng kỳ năm 2021); có 68% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng; 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) (tính đến tháng 6/2022).
Nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% năm 2025; nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Tuân Nguyễn

 

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !