Lập trường của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông
Biển Đông thực sự chưa bao giờ và có lẽ không bao giờ lặng sóng nhất là liên quan đến chiến lược quân sự và tài nguyên mà vùng biển này đem lại. Đặc biệt, biển Đông luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây và được dự báo sẽ còn tiếp tục nóng với nhiều kịch tính tại các diễn đàn khu vực quốc tế trong thời gian tới.
Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa giao lưu quốc tế vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là nhiệm vụ của toàn dân tộc. Bởi lẽ, mọi biến động trên biển đảo đều tác động ở mức độ khác nhau đến những người sống và làm việc trực tiếp trên biển đảo và ở sâu trong nội địa.
Vì thế, khối đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh vô địch lâu bền, vững chắc, đảm bảo cho sự ổn định các vùng biển đảo của Tổ quốc. Nhân dân đặc biệt là ngư dân là lực lượng bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo quốc gia. Họ có mặt ở mọi nơi trên những địa bàn xung yếu nhất ở các vùng biển của tổ quốc có mặt mọi lúc và được xem là lực lượng thường xuyên, tại chỗ bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
Vì thế, việc bố trí lại dân cư, điều chuyển dân cư biển, đảo cần phải gắn với việc chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm làm ăn và sinh sống lâu dài trê các vùng biển.
Việt Nam xác định giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông là một quá trình lâu dài, phức tạp và khó khăn vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục.
![]() |
Việt Nam xác định giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông là một quá trình lâu dài, phức tạp (ảnh minh họa) |
Giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề nảy sinh ở biển Đông cần được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hòa bình và độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ta với các nước.
Cho nên Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình trên tinh thân fhieeur biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam không liên minh với các nước này để chống lại nước khác mà vừa hợp tác vừa đấu tranh để phát triển và giữ vững chủ quyền toàn vẹn của đất nước.
Các nguyên tắc cơ bản trên được thể hiện trong các văn kiện chính trị của Đảng trong các tuyên bố của Đảng và Nhà nước ta và trong Luật biển Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nhấn mạnh “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông đang diễn ra rất phức tạp đe dọa hòa bình và an ninh khu vực trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu săc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cho rằng “Các nước trong khu vực phải cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung.
Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là một xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả các nước trong khu vực”. Chính sách quốc phòng an ninh của Việt Nam là hòa bình tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước nào đặt căn cứ quân sự lên Việt Nam. Việt Nam cũng không liên minh với nước này để chống lại nước khác.