Kinh doanh nông lâm, thuỷ sản phải ký cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hoá có khoảng 228.076 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản nhỏ lẻ phải ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Để tổ chức cho các hộ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định cụ thể tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT, ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các cơ quan, đơn vị được phân công quản lý các cơ sở này đã thực hiện phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho các cơ sở. Đồng thời, hướng dẫn chủ cơ sở chuẩn bị thủ tục, hồ hơ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Chỉ tính riêng trong tháng 4/2022, các đơn vị đã tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho 4.200 cơ sở. Lũy kế đến nay có 188.854 cơ sở thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.
Các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đã nhận thức rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm vệ sinh ATTP đối với sức khỏe con người. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP được ban hành đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để quản lý, thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
Thanh Hoá cam kết thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. |
Tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý về ATTP từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường, củng cố, kiện toàn, ngày càng phát huy hiệu quả.
Đồng thời, công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, thanh tra, kiểm tra về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng được ưu tiên.
Các bệnh truyền qua thực phẩm được quan tâm chú trọng. Cán bộ làm công tác ATTP, cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã, phường, thị trấn, người quản lý, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng... được tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm để nắm rõ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, phòng chống nguy cơ ngộ độc thực phẩm và hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm an toàn, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong chăn nuôi, trồng trọt...
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP, công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã được các cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP, các ngành thành viên trong Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và địa phương quan tâm phối hợp thực hiện.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.