Nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị bệnh lý tâm thần

Các bác sĩ cho biết trong số này hầu hết là bệnh nhân có vấn đề tâm thần từ trước, tuy nhiên tình trạng stress liên quan đến khởi phát, tái phát và làm nặng lên tình trạng tâm thần của bệnh nhân.

Nhiều bệnh viện rơi vào 'thế khó' mùa Covid-19

Nhiều bệnh viện rơi vào 'thế khó' mùa Covid-19

Trong làn sóng dịch thứ 4, cả nước ghi nhận hơn 20 cơ sở y tế phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động thậm chí phong tỏa cứng vì liên quan tới Covid-19.

Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận 43 ca bệnh có ảnh hưởng do Covid-19. Trong khi đó, con số này năm 2020 là 87 người. Chỉ tính riêng đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay, khu cách ly bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã và đang tiếp nhận điều trị cho 22 bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết trong số này hầu hết là bệnh nhân có vấn đề tâm thần từ trước, tuy nhiên Covid-19 là điều kiện quan trọng liên quan đến khởi phát, tái phát và làm nặng lên tình trạng tâm thần của bệnh nhân.

Đáng ngại là, không chỉ những bệnh nhân nhiễm Covid-19, mà những người bình thường cũng dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm, lo âu lan toả… trong đại dịch. Chị T. (Ba Đình, Hà Nội) là ví dụ điển hình.

Sau buổi liên hoan chia tay người cháu đi công tác, 4 ngày sau chị T. tim nghẹt lại, rụng rời chân tay khi hay tin cháu đã dương tính với SARS- CoV-2.

Ngay tối đó, vợ chồng chị T và cô con gái năm thứ 2 đại học được xe chuyên dụng chở thẳng đến khu cách ly tập trung. Ở nhà chỉ còn lại cậu con trai chuẩn bị thi vào lớp 10 (do đi học về muộn không ăn cơm cùng bệnh nhân F0).

Suốt 21 ngày trong khu cách ly tập trung chị T. không ngủ được. Phần lo con ở nhà một mình không biết ăn uống như thế nào. Phần nơm nớp lo chị, chồng và con gái nhiễm bệnh. Điều chị T. lo hơn nữa chỉ sợ vô tình lây bệnh cho nhiều người ở cơ quan hai vợ chồng, những người anh chị từng tiếp xúc.

Trong khi đó, ngày nào mở điện thoại cũng thấy số ca mắc ngày một nhiều lên, số ca chuyển nặng nhiều hơn, trong đó có cả người trẻ, chị T. stress nặng.

Chị không ăn, không ngủ, không muốn nói chuyện với ai, luôn cáu gắt với chống. Thấy vợ có dấu hiệu stress nặng, chồng chị T. đã phải nhờ bác sĩ khám và kê đơn thuốc…

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trường hợp của chị T. không hiếm tại tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện 103. GS. TS Cao Tiến Đức - Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần cho biết, những người đang điều trị tại đây ở nhiều độ tuổi. Trong số này có những người vừa rời khu cách ly tập trung, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà phát bệnh.

Theo các bác sĩ, những người bị cách ly rất dễ mất ngủ, cùng với đó là những xáo trộn trong sinh hoạt, trong đời sống, lại ít được giao du, thường xuyên ở 1 mình khiến những người đã có sẵn những bệnh lý tâm thần nhẹ từ trước như stress, trầm cảm, lo âu lan tỏa… dễ chuyển nặng.

“Covid - 19 cũng là yếu tố tác động đến tâm lý người bệnh cho nên người ta dễ mắc bệnh như trầm cảm lo âu rối loạn sau sang chấn.

Nghiên cứu của chúng tôi trong khu cách ly với người phải cách ly, người phục vụ cũng như người dân, cộng đồng bị phong tỏa thì thấy phản ứng tâm lý mạnh nhất là với người già, phụ nữ, người làm nghề tự do, người có học vấn thấp thì tỉ lệ tác động càng lớn. Chính vì những tác động này mà sinh ra các bệnh lý tâm thần”, PGS.TS Cao Tiến Đức cho biết.

Nguyên nhân của tình trạng sang chấn tác động đến tâm lý con người trong đại dịch PGS. TS Cao Tiến Đức cho rằng là do họ lo lắng sợ hãi mình có thể mắc bệnh hoặc lo bệnh nặng có nguy cơ tử vong….

Tình trạng này tác động lên nhiều hoàn cảnh, nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ có trường hợp bố mẹ phải đi cách ly, con ở nhà bị tai nạn. Người mẹ trở nên trầm uất vì không thể về với con. Hoặc nhiều người trong gia đình cùng bị làm cho tâm lý hoảng sợ càng tăng.

“Triệu chứng ban đầu là người bệnh lo lắng tình hình dịch bệnh, lo không làm ăn được, lo bị cách ly. Sau đó triệu chứng nặng làm bệnh nhân lo nhiều hơn, lo lan man không tập trung vào một chủ đề cụ thể, gặp chuyện gì cũng bất an. Đi kèm theo đó là tình trạng thiếu năng lượng, bồn chồn, bứt dứt ngủ kém ăn không ngon, đòi sống tình dục kém hiệu quả”, PGS TS Cao Tiến Đức nói.

Tuy nhiên, điều đáng ngại là dù nhiều người gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng trên thực tế PGS TS Cao Tiến Đức nhận thấy, nhiều người bệnh không đến viện khám. Họ sợ đến viện lây dịch bệnh, thậm chí nghĩ ra đủ lý do để trì hoãn việc đi khám. 

Trong khi đó, dịch bệnh sẽ còn kéo dài, nên chúng ta phải xác định chung sống với dịch nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. Để giảm nguy cơ stress trong dịch Covid-19, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, mọi người trong gia đình nên quan tâm đến nhau hơn để giải tỏa về tinh thần. Cá nhân cần nhận diện rõ các cảm xúc tiêu cực do gánh nặng, khủng hoảng tâm lý gây ra (sợ hãi, lo lắng, tức giận, buồn bã, thất vọng...) và chấp nhận thì mới có thể vượt qua.

Bên cạnh đó, một tư duy tích cực và linh hoạt trong giai đoạn này là rất cần thiết.

Theo đó, mỗi người cần chú ý tăng cường thể lực, tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày, tập các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền, yoga... Cần có chế độ ăn tăng cường canxi, vitamin để tăng cường thể lực. Tránh thức quá khuya và ngủ nướng quá nhiều vì điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn nữa.

N. Huyền 

Bác sĩ da liễu phủ định tác dụng mặt nạ tía tô chữa nám triệu chị em đang truyền nhau

Bác sĩ da liễu phủ định tác dụng mặt nạ tía tô chữa nám triệu chị em đang truyền nhau

Nghe bạn bè mách đắp mặt nạ tía tô chữa nám da, chị Hoa cũng xay luôn cả hộp dùng dần. Đắp mặt nạ đến ngày thứ 4, chị phải đến viện do toàn bộ vùng nám hai bên má mẩn đỏ.

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !