Bác sĩ da liễu phủ định tác dụng mặt nạ tía tô chữa nám triệu chị em đang truyền nhau
Nghe bạn bè mách đắp mặt nạ tía tô chữa nám da, chị Hoa cũng xay luôn cả hộp dùng dần. Đắp mặt nạ đến ngày thứ 4, chị phải đến viện do toàn bộ vùng nám hai bên má mẩn đỏ.
Tự tiêm vitamin E làm đẹp, cô gái trẻ phải nhập viện cấp cứu
Uống và bôi mấy tháng nhưng không nhìn thấy hiệu quả xoá nhăn, cô gái Hà Nội đã quyết định chuyển sang tiêm vitamin E. Cô mua thuốc về tự tiêm, ngay sau đó cô phải đi cấp cứu.
Bác sĩ da liễu phủ định tác dụng mặt nạ tía tô sữa tươi chữa nám triệu chị em đang truyền nhau |
Da sưng đỏ vì đắp mặt nạ thiu
Những ngày hè nắng gắt, nhiều bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ hạn chế đón tiếp bệnh nhân thì nhiều chị em chia sẻ bí quyết chữa nám ngay tại nhà. Theo đó, công thức làm mặt nạ tía tô sữa tươi chữa nám được rất nhiều chị em truyền nhau.
Rất đơn giản chỉ cần rửa sạch lá tía tô cho vào cối giã hoặc máy say sinh tố với sữa tươi xay nhuyễn. Sau đó vệ sinh vùng da nám bằng nước ấm rồi đắp trực tiếp hỗn hợp tía tô, sữa tươi lên mặt để khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Không chỉ đắp mặt nạ tía tô, nhiều chị em còn mách nhau để có thể đạt được hiệu quả nhanh hơn thì cần uống thêm sinh tố tía tô hoặc trà tía tô.
Thấy phương pháp này đơn giản, theo mô tả của nhiều chị em “có hiệu quả rõ rệt” nên chị Hoa cũng thử dùng. Cùnng công làm, chị xay luôn một cối 300ml hỗn hợp mặt nạ, tía tô cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
“Ba ngày đầu, vùng tàn nhang ở hai má chị không thấy chuyển biến. Ngày thứ 4 khi đắp thấy cảm giác châm chích, nóng da. Cố hết 10 phút chị đi rửa mặt và sáng hôm sau, mặt chị sưng đỏ. Đi khám bác sĩ nói chị bị kích ứng, sưng đỏ. Nguyên nhân do mặt nạ sữa tươi, tía tô… bị thiu”, chị Hoa than phiền.
Trị nám với lá tía tô có thực sự hiệu quả?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá tía tô sở hữu lượng Vitamin A, C và hàng loạt các khoáng chất: Canxi, sắt, kẽm, tinh dầu. Các hợp chất này sẽ thẩm thấu vào biểu bì da, kích thích tăng sinh tế bào mới, giúp da sáng mịn và đều màu. Mặc dù lá tía tô lành tính, không gây hại cho người sử dụng, tuy nhiên, liệu rằng cách trị nám với lá tía tô có mang lại hiệu quả thực sự?
Ths.Bs. Nguyễn Ngọc Yến, Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, khẳng định với phóng viên Infonet “nguyên tắc những gì ăn vào mồm khó có thể có tác dụng ngoài da được”.
Bởi các chất chống ô xy hoá, vitamin C.. trong lá tía tô theo BS Thuỷ “không thể thấm qua được hàng rào bảo vệ của da làm thay đổi tính chất của da".
Đồng tình với quan điểm này, một bác sĩ da liễu khác cũng khẳng định các cách trị nám bằng tự nhiên nếu có tác dụng thì cũng rất chậm và đòi hỏi thời gian dài, liên tục. Bên cạnh đó, các nguyên liệu tự nhiên chỉ mang lại hiệu quả tạm thời với các vết nám nhạt màu và mới hình thành.
Đặc biệt, với những loại nám khó chữa, nám ăn sâu vào bên trong da,…chỉ sử dụng các phương pháp tự nhiên như đắp mặt nạ tự nhiên gần như không có kết quả. Do vậy nám tàn nhang – những chân nám ăn sâu trong da, nám sâu, nám hỗn hợp sẽ không thể trị tận gốc nếu chỉ dùng lá tía tô.
Không nên tự mua, đắp các các sản phẩm theo đồn thổi
Phân tích kỹ hơn cơ chế sinh ra nám, Đại tá, BSCK II chuyên ngành da liễu Nguyễn Xuân Trừ, cho biết nám da là một bệnh lý tăng sắc tố lành tính có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Nám có rất nhiều nguyên nhân, có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: Nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh.
Nguyên nhân nội sinh bao gồm các yếu tố gia đình, nội tiết (tuổi dậy thì, mang thai và cho con bú, mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, tử cung - buồng trứng...) hay đơn giản là tình trạng lão hoá da theo thời gian và một số nguyên nhân khác.
Nguyên nhân ngoại sinh hàng đầu là do tia UV có trong ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do lạm dụng nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kem lột tẩy, làm trắng, kem chứa corticoid. Ngoài ra môi trường ô nhiễm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nám da.
“Để điều trị nám an toàn và hiệu quả cần có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Đồng thời mỗi người phải có một quy trình chăm sóc da cơ bản: làm sạch- dưỡng ẩm- chống nắng, đặc biệt là chống nắng để có thể nâng cao cũng như duy trì tốt kết quả điều trị”, BS Xuân Trừ nhấn mạnh.
Theo ông, việc tự ý điều trị nám da bằng việc bôi đắp rượu thuốc, đắp các loại mặt nạ từ lá trầu không, tía tô sữa tươi... theo kiểu truyền miệng không những không có hiệu quả mà thậm chí còn để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.
Theo đó, chị em có thể phải đối diện với những hệ quả nhẹ thì bị kích ứng da, da bị đỏ, sưng ngứa, nặng có thể rối loạn nội tiết, rối loạn sắc tố, sạm da, nám thứ phát, mất sắc tố, bào mòn da... Đây đều là những mặt bệnh cực kì khó điều trị.
Vị đại tá bác sĩ cho hay, ông từng gặp vô vàn những trường hợp điều trị nám sai cách. Những việc làm này đều để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Việc điều trị khắc phục hậu quả rất mất thời gian, công sức và tiền bạc, thậm chí không thể trả lại làn da ban đầu.
Đồng tình với quan điểm này, BS CKI Trần Thu Trang – Phụ trách Đơn nguyên Laser- Thẩm mỹ - Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, khi có vấn đề về da mặt như rám da, mụn trứng cá mọi người không nên tự mua, đắp các các sản phẩm theo đồn thổi, cần được đi khám, điều trị với bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Đặc biệt, khi bắt đầu sử dụng sản phẩm chăm sóc da trên da mặt các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo bạn nên thử phản ứng bằng cách thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24 – 48 giờ, nếu vùng da thoa không biểu hiện gì như ngứa, hồng ban, nổi mụn nước thì bạn có thể yên tâm dùng lên mặt.
Nếu chẳng may da mặt bạn bị mẩn đỏ, phát ban hay nổi mụn, ngứa, bong da, đau rát thì phải ngưng ngay sản phẩm và tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời. Song song với đó nên duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày bao gồm làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh ăn uống và tâp luyện, hạn chế stress và thức khuya.
N. Huyền
Nước ép, chị em nào cũng từng thử nhưng hầu hết đều uống sai cách
Mỗi tối chị làm sẵn khoảng 3 lít nước ép các loại, cất tủ lạnh để sáng mai chia đều cho 4 thành viên trong gia đình mang theo người sử dụng trong ngày. Nhưng hôm nay, món “nước thần” của chị đã làm hại cô con gái.