Giám sát hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em

Trong Kế hoạch triển khai Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”, UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Sở Thông tin và truyền thông tỉnh nhiều trách nhiệm.

Những nguy cơ trẻ em thường gặp trên internet đã được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNCEF) chỉ ra, gồm: người lớn vô tình cung cấp quá nhiều thông tin để những kẻ lạm dụng trẻ em thực hiện các hành vị pham tội; trẻ dành quá nhiều thời gian chơi các trò chơi bạo lực trên mạng; trẻ em bị bạn bè hoặc kẻ xấu thuyết phục chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của mình; trẻ dễ bị những kẻ ấu dâm giả vờ cùng trang lứa lừa đảo, bắt nạt và xâm hại trên mạng.

Hệ lụy từ những nguy cơ mà trẻ em thường gặp trên internet được chỉ ra rất nhiều lần nhưng vẫn luôn cần được cảnh báo. Bởi sự thay đổi của công nghệ diễn ra liên tục và luôn có hai mặt, vừa mang đến cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức, đòi hỏi những nỗ lực từ nhiều phía. 

Thời gian sử dụng internet của trẻ em ngày càng tăng do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến các em không được đến trường hay các khu vui chơi giải trí phù hợp lứa tuổi.

Theo một khảo sát do Viện Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) thực hiện năm 2020, cứ 3 trẻ em thì 2 trẻ có thiết bị kết nối internet. Trẻ em tiếp cận internet nhiều nhất qua các phương tiện: điện thoại thông minh, máy tính ở nhà, điện thoại di dộng của người thân, quán internet…

{keywords}
Giám sát hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em

Trong khi đó, các nền tảng mạng xã hội với vô số những ứng dụng đầy “cám dỗ” là những nguy cơ được lường trước nhưng lại không dễ vượt qua. Vì thế, sự tự điều chỉnh và hỗ trợ từ chính các nền tảng này được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực hơn. 

Nhằm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, UBND tỉnh Bắc Giang đã giao cho Sở Thông tin và truyền thông, sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện nhiều giải pháp khác nhau.

Theo đó, Sở Thông tin truyền thông sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này nhằm đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, rà soát, tổng hợp ý kiến của các sở, ngành, địa phương đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, chính sách bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng cho các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở.  Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet dành cho trẻ em, liên quan đến trẻ em, các dịch vụ Internet xung quanh trường học, để chủ động tuyên truyền, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi sử dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em.

Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực vào việc phổ biến các kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn và các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xác định trẻ em làm trung tâm, có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em trong xây dựng chính sách số về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em.

Tập huấn cho trẻ em, người chăm sóc trẻ em và người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về các kiến thức, kỹ năng để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và cung cấp cho trẻ em các kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng, kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng; sử dụng, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).

K.Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !