Giá xăng dầu tăng cao, càng ra khơi càng lỗ, nhiều tàu cá nằm bờ, hải sản khan hàng tăng giá

Giá xăng dầu tăng cao đã đẩy chi phí nhiên liệu cho chuyến biển tốn hàng trăm triệu đồng, trong khi sản lượng đánh bắt ít nên nhiều ngư dân càng ra khơi càng thua lỗ dẫn đến nguồn cung hải sản khan hiếm, giá tăng mạnh.

{keywords}
Giá xăng dầu tăng cao, càng ra khơi càng lỗ, nhiều tàu cá nằm bờ, hải sản khan hàng tăng giá (ảnh: Hải Yến)

Giá xăng dầu tăng cao, càng đánh bắt càng thua lỗ, nhiều tàu cá nằm bờ

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An, hiện tại có tới 40-50% số tàu cá của Nghệ An phải nằm bờ vì càng ra khơi càng bị lỗ.

Tại huyện Quỳnh Lưu, theo báo cáo tình hình hoạt động khai thác hải sản từ đầu năm đến nay của UBND huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An), hiện toàn huyện có 51 tàu cá nằm bờ. Nhìn chung tình hình khai thác hải sản trên địa bàn huyện trong thời gian qua không đạt hiệu quả. Một trong những nguyên nhân khiến tình hình khai thác hải sản trên địa bàn không đạt hiệu quả là do thiếu nguồn lao động đi biển; giá cả sản phẩm đầu ra thấp trong khi giá vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá dầu tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, làm phát sinh mỗi chuyến biển tăng từ 60 – 100 triệu đồng...

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở địa phương này mà nhiều nơi khác cũng trong tình cảnh tương tự.

{keywords}
Hàng trăm tàu cá nằm bờ. Ảnh: Zing

Tại Khánh Hòa, mặc dù thời tiết đang rất thuận lợi cho tàu cá vươn khơi khai thác thủy sản, nhưng tại cảng cá Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP Nha Trang), hàng trăm tàu cá neo đậu, không ra khơi đánh bắt. Nhiều chủ tàu cá cho biết, nguyên nhân là do giá xăng dầu liên tục tăng cao đã đẩy chi phí các chuyến biển lên rất lớn.

Trước đây, mỗi chuyến bám biển khoảng 20-22 ngày với 3.000 lít dầu, chi phí nhiên liệu khoảng 100 triệu đồng, nhưng hiện nay, giá xăng dầu tăng cao, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng theo, ngư dân phải tốn thêm khoảng 50-70 triệu đồng, trung bình mỗi chuyến biển tăng lên mức 150-170 triệu đồng, thậm chí những tàu lớn tổn phí gần 200 triệu đồng.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã có 16 đợt điều chỉnh giá bán lẻ, hiện giá xăng có mức giá cao nhất trong lịch sử với xăng RON95 lít lên mức 32.870 đồng. Còn mặt hàng dầu diesel có tới 13 lần tăng giá, hiện đang ở mức 30.010 đồng/lít.
Phí nhiên liệu và nhu yếu phẩm tăng cao, trong khi đó sản lượng khai thác hải sản lại không cao khiến nhiều chủ tàu cá lâm vào cảnh phải ‘bù lỗ” nên nhiều nơi, lượng tàu thuyền ra khơi khai thác hải sản giảm tới hơn 50%.

Chia sẻ với PV Infonet, anh Vũ Tiến Trung, ngư dân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cho hay, với giá nhiên liệu hiện nay, mỗi tàu thuyền ra khơi chi phí hết từ 700-800 triệu đồng/chuyến. Nếu ra khơi mà lượng hải sản đánh bắt không nhiều thì coi như lỗ nặng, vì thế nhiều người quyết định không ra khơi đánh bắt. 

Số tàu thuyền khai thác hải sản nằm bờ nhiều đã ảnh hưởng đến nguồn  hải sản cung cấp ra thị trường ít đi

Giá hải sản tăng mạnh

{keywords}
Giá ghẹ hiện tăng cao hơn cả thời điểm nghỉ lễ 30/4 (ảnh: Hải Yến).

Theo khảo sát của PV Infonet, giá hải sản ở Nghệ An những ngày này tăng mạnh, từ 30 - 50%.

Tại khu vực buôn bán hải sản tươi sống ở phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) từ cuối tháng 5 đến nay, giá các mặt hàng hải sản đều tăng, đặc biệt là cua, ghẹ giá đã tăng cao hơn cả thời điểm nghỉ lễ 30/4 vừa qua.

Trước đây, giá cua biển giao động từ 350.000 - 400.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 580.000 - 600.000 đồng/kg; bạch tuộc từ 150.000 - 170.000 đồng/kg nay lên mức 220.000 - 250.000 đồng/kg; tăng cao nhất là mực sim, từ mức 200.000 - 220.000 đồng/kg lên 400.000 đồng/kg, gần gấp đôi so với thời điểm nghỉ lễ 30/4; ốc hương từ mức 300.000 - 350.000 đồng/kg lên 660.000 - 700.000 đồng/kg; tôm sú từ 180.000 - 200.000 đồng/kg 30 con lên 330.000 đồng/kg…

{keywords}
Giá nhiều loại hải sản tăng mạnh so với thời điểm nghỉ lễ 30/4 vừa qua (ảnh: Hải Yến).

Còn tại chợ hải sản xã Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu), giá cua biển hiện ở mức 540.000 - 570.000 đồng/kg; bề bề 200.000 – 400.000 đồng/kg tùy loại; cá thu từ 180.000 đồng lên 250.000 đồng/kg; riêng ốc mỡ thời điểm 30/4 giá chỉ từ 80-120.000 đồng/kg thì nay loại 3 có giá 200.000 đồng/kg. Điều đáng nói là nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm, hầu như không có bán như ốc mỡ, cá thu, tôm….

Không chỉ ở Nghệ An, theo Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (TP Đà Nẵng), hiện nay, giá thủy sản tăng nhẹ từ 5-7% đối với những loại được bán tại chợ đầu mối và tăng 4-5% đối với những loại cá xuất khẩu, có giá trị cao như: cá ngừ, cá cờ, cá dũa, cá thu… Theo đó, giá cá thu từ 160.000-180.000 đồng/kg; cá chim đen từ 130.000-140.000 đồng/kg; cá ngừ từ 60.000-70.000 đồng/kg, cá hố từ 140.000-150.000 đồng/kg; mực ống từ 260.000-280.000 đồng/kg…

{keywords}
Nhiều người dân đi chợ hải sản Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu) cho hay, thời điểm này năm ngoái chợ lúc nào cũng đầy ắp các loại hải sản nhưng đợt này nhiều mặt hàng không có bán như ốc hương, tôm... (ảnh: Hải Yến).

Tương tự, tại các chợ đầu mối chuyên bán hải sản ở TP.HCM, giá hải sản không chỉ tăng mà nhiều mặt hàng còn bị thiếu. Như chợ đầu mối Bình Điền, nhiều chủ hàng hải sản ở chợ  cho biết, lượng hàng về chợ hiện giảm 40 - 50% so với trước, có những mặt hàng không có. Giá sỉ các mặt hàng thủy hải sản tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, có loại tăng gấp đôi so với thời điểm trước dịch.

Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều chủ hàng hải sản cho biết, không chỉ lượng hải sản đánh bắt ít hơn mà một số hải sản nuôi được cũng lâm vào cảnh khan hiếm. Đơn cử như cá mú thời điểm trước dịch giá chỉ có 150.000 – 160.000 đồng thì nay đã tăng lên 300.000 đồng/kg.

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, nhu cầu xăng, dầu cho hoạt động khai thác thủy sản trung bình khoảng 330 triệu lít/tháng, trong khi giá dầu diesel, nhiên liệu chính cho tàu khai thác thủy sản đã tăng tới 65%. Như vậy chi phí nhiên liệu để đảm bảo cho hoạt động khai thác thủy sản bình thường tăng thêm khoảng 3.776 tỷ đồng/tháng.

Tính chung cả nước đến thời điểm hiện nay tàu cá ngừng hoạt động chiếm khoảng 40-55%, đặc biệt các tàu cá làm nghề tiêu thụ nhiều nhiên liệu như: Lưới kéo, nghề rê... ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống của ngư dân. Đồng thời tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản trong nước và xuất khẩu.

 Hải Yến

Nắng nóng, giá cua đồng tăng từng ngày; giá thịt gia cầm, thịt lợn, trứng cũng 'leo thang'

Nắng nóng, giá cua đồng tăng từng ngày; giá thịt gia cầm, thịt lợn, trứng cũng 'leo thang'

Không chỉ giá trứng, giá thịt gia cầm, thịt lợn mà giá cua đồng cũng tăng giá…

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !