EuroCham tổ chức 'Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022' tại Việt Nam

EuroCham phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam thuộc Bộ Công Thương tổ chức 'Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022' vào tháng 11.

Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) sẽ tổ chức “Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2022” tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 28 – 30/11. Sự kiện sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam thông qua đối thoại toàn diện, phối hợp đầu tư, chia sẻ tri thức và chuyển giao công nghệ.

Mục tiêu chính của GEFE 2022 là hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các cam kết COP26 và hoàn thành các mục tiêu phát triển được nêu trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030. Các học giả, sinh viên và nhà hoạch định chính sách từ châu Âu, Việt Nam và Đông Nam Á sẽ tham gia thảo luận nhóm, triển lãm và thảo luận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với chính phủ trong sự kiện kéo dài 3 ngày.

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2022 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11. (Ảnh: EuroCham Việt Nam)

Ngày đầu tiên của GEFE 2022 sẽ có một hội nghị toàn thể, nơi các đại diện cấp cao của chính phủ châu Âu và Việt Nam cùng các bên liên quan trong lĩnh vực kinh doanh sẽ thảo luận về phát triển bền vững, chính sách năng lượng và quản lý rủi ro khí hậu. Đại diện các nước thành viên EU, các quan chức ngoại giao và xúc tiến thương mại, cùng các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện. EuroCham đang thu xếp để một ủy viên của EU và một thành viên của nghị viện Châu Âu (MEP) tham gia. 

Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) thuộc Bộ Công Thương cũng đã ký biên bản ghi nhớ với EuroCham vào ngày 3/10 về việc đồng tổ chức GEFE 2022, và tăng cường liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với châu Âu. Theo thỏa thuận với EuroCham, VIETRADE sẽ hỗ trợ lựa chọn các công ty và nhà triển lãm Việt Nam tham gia GEFE 2022 và Gian hàng Quốc gia Việt Nam.

Ngoài EuroCham và VIETRADE, GEFE 2022 còn được Phái đoàn EU tại Việt Nam, 9 hiệp hội doanh nghiệp quốc gia châu Âu trực thuộc EuroCham, các đại sứ quán và các tổ chức chính phủ châu Âu, cùng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan hỗ trợ tổ chức.

EuroCham đang hợp tác với Schoolab để ra mắt Phòng thí nghiệm Đổi mới Bền vững tại GEFE 2022. Sinh viên từ các trường đại học hàng đầu ở châu Á và Châu Âu sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để phát triển những giải pháp cho các vấn đề kinh doanh, môi trường và xã hội trong thế giới thực.   

EuroCham Việt Nam là kênh truyền thông hợp nhất của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam kể từ năm 1998. EuroCham Việt Nam đã đóng vai trò là cầu nối cho các công ty châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam, và các công ty Việt Nam đang xem xét mở rộng thị trường ở châu Âu, đồng thời giúp cả hai bên khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

EVFTA chính thức được ký kết ngày 30/6/2019 nhưng tới ngày 1/8/2020 mới có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng cùng mức độ cam kết cao, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác toàn diện và phát triển giữa Việt Nam và châu Âu. 

Với hơn 1.200 thành viên, EuroCham trở thành một trong những phòng thương mại nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các thành viên của EuroCham trực tiếp tuyển dụng hơn 150.000 lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. EuroCham còn là một phòng bảo trợ, bao gồm 9 hiệp hội thành viên là các tổ chức doanh nghiệp trực thuộc châu Âu gồm Phòng Thương mại Bỉ - Luxembourg, Phòng Thương mại Trung và Đông Âu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Bồ Đào Nha - Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp, Hiệp hội Doanh nghiệp Đức, Phòng Thương mại Ý, Phòng Thương mại Bắc Âu và Phòng Thương mại Tây Ban Nha tại Việt Nam.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !