Đảo Song Tử Tây (Trường Sa) hiện nay như thế nào?

Hỏi: "Tôi chưa được đến Trường Sa, không biết tình hình quân dân trên đảo ra sao. Mong tòa soạn cho chúng tôi biết một vài thông tin về đảo này"- Nguyễn Thị Mơ (Thái Nguyên)

Trả lời:

Người viết bài này đã có may mắn đặt chân đến Song Tử Tây vào đầu tháng 6/2013. Cho đến bây giờ vẫn vẹn nguyên cảm xúc lần đầu thấy đảo, sống cùng quân dân trên đảo. Song Tử Tây như một làng quê trù phú giữa biển khơi. Cách bán đảo Cam Ranh 308 hải lý, Song Tử Tây nằm ở 110 23’46”  vĩ độ Bắc, 1140 19’53” kinh độ Đông, đảo có hình bầu dục với diện tích khoảng 0,17 km2. Nhìn từ xa đảo như một khu rừng thu nhỏ, mọc lên giữa đại dương mênh mông. Màu xanh của cỏ cây hòa quyện với màu xanh của biển tạo nên màu xanh biêng biếc, một màu xanh của thanh bình, ổn định.

Trên đảo có nhiều giếng nước lợ có thể tắm giặt và tưới cây. Môi trường sinh thái ở đây khá thuận lợi cho nên đảo nuôi được bò, lợn, gà, trồng được nhiều rau xanh các loại tươi tốt bốn mùa. Đặc sản của đảo có cây sâm đất, bộ đội ta vẫn dùng làm nước uống bổ dưỡng sau những giờ huấn luyện, sản xuất đẫm mồ hôi.

Đảo Song Tử Tây (Trường Sa) hiện nay như thế nào? - ảnh 1
Những đàn gà, lợn, vịt chạy kiếm ăn khắp đảo là cảnh thường thấy ở Song Tử Tây.

 Hiện nay Song Tử Tây đã xây dựng xong âu tàu với sức chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn là bến đậu, địa chỉ an toàn cho ngư dân các tỉnh duyên hải khai thác hải sản. Khi màn đêm xuống, nhìn từ xa, đảo Song Tử Tây như một thành phố lung linh, huyền diệu tràn đầy sức sống giữa biển nước bao la Trường Sa. 

Hệ thống trụ sở UBND xã, nhà ở của nhân dân và bộ đội trên đảo Song Tử Tây được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Quân và dân trên đảo đã đầu tư hàng chục ngàn ngày công để tu sửa, san lấp mặt bằng, trồng cây xây dựng cảnh quan môi trường. Không bằng lòng với những gì hiện có hay thụ động trước diễn biến khắc nghiệt của thiên nhiên, những hộ dân và những người lính đảo luôn tăng gia sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.

Đảo Song Tử Tây (Trường Sa) hiện nay như thế nào? - ảnh 2
Âu tàu có sức chứa hàng trăm tàu cá là điểm đến an toàn cho ngư dân Việt Nam.

 Cuộc sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên đảo hôm nay đang từng bước được cải thiện. 100% hộ dân và các đầu mối đơn vị bộ đội được trang bị ti vi. Các phân đội chiến đấu được trang bị hệ thống Karaoke kỹ thuật số hiện đại đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cán bộ, chiến sỹ.

Ngoài ra đảo còn có một lượng đáng kể thiết bị nghe nhìn dự phòng sẵn sàng thay thế các phương tiện hư hỏng. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của đài truyền hình Việt Nam đã giúp cho quân và dân trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới, qua đó nâng cao nhận thức, niềm tin, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc và bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

Trên đảo có phòng đọc sách, báo với gần 4.000 đầu sách và trên 30 đầu báo, tạp chí các loại, 1 tủ sách pháp luật... Cùng với đó các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi động viên, cổ vũ tinh thần cho những người giữ đảo yên tâm với nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong mọi tình huống. Quân và dân trên đảo luôn đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, một lòng khắc phục khó khăn lập được nhiều thành tích cao trong sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xây dựng đảo.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !