Đại diện Việt Nam phát biểu tại cuộc họp của LHQ về tình hình Syria

Hôm 25/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức cuộc họp định kỳ về tình hình nhân đạo ở Syria bằng hình thức trực tuyến.

 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo là ông Mark Lowcock cho hay, các bậc phụ huynh ở Syria đang ăn ít hơn khẩu phần bình thường để dành nuôi con. Nhưng họ cũng không đủ điều kiện để cho các con đi học mà thay vào đó để con đi làm kiếm tiền.

“Họ không còn lựa chọn nào khác bởi đơn giản là họ đang bị đói”, ông Lowcock nói.

{keywords}
Trẻ em Syria là đối tượng bị tổn thương nặng nề trong cuộc chiến kéo dài tại quốc gia này. (Ảnh: UNICEF)

Trong khi đó, hơn nửa triệu trẻ em Syria dưới 5 tuổi đang rơi vào tình trạng bị còi cọc do thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở khu vực tây bắc và đông bắc Syria, 2 nơi có tới 1/3 trẻ em bị còi cọc.

Cũng theo ông Lowcock, trong một cuộc nói chuyện giữa ông với một bác sĩ, vị bác sĩ Syria cho biết khoảng một nửa trong số 80 giường tại bệnh viện mà ông này làm việc đang điều trị cho trẻ em bị suy dinh dưỡng. Trong đó, có 5 trẻ đã qua đời vì bị suy dinh dưỡng trong vòng 2 tháng qua.

“Vấn đề này đang trở thành bình thường, khi mà nhiều cha mẹ không thể nuôi được con mình”, ông Lowcock nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lowcock, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính 60% người dân Syria tương đương với 12,4 triệu người không được tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch và đủ chất dinh dưỡng. Đáng lo hơn chỉ trong hơn 1 năm qua đã có thêm tới 4,5 triệu người rơi vào tình cảnh này. Đây được cho là hậu quả của tình trạng khủng hoảng kinh tế ngày càng nghiêm trọng trong vòng 18 tháng qua, cùng với tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Trên thực tế, giá lương thực ở Syria đã tăng 200%, trong khi hoạt động xuất khẩu năng lượng của quốc gia này lại sụt giảm nghiêm trọng. Hiện ước tính chi phí chi tiêu cơ bản của mỗi gia đình cao hơn thu nhập trung bình ít nhất là 20%, khiến khoảng 70% người dân Syria phải vay nợ, nhiều gia đình phải bán tài sản và gia súc để duy trì cuộc sống.

Bên cạnh đó, ông Lowcock cũng cập nhật tới tác động của tình trạng bất ổn an ninh tại nhiều khu vực người dân Syria sinh sống. Trong đó, số dân thường thương vong ở miền bắc Syria đang có xu hướng gia tăng vì những vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự tạo.

Cụ thể, một nhân viên hỗ trợ nhân đạo của LHQ đã tử vong vào ngày 16/2. Người này bị thiệt mạng trong một vụ nổ bom xe gần khu chợ ở thành phố Al-Bab, phía tây bắc Syria, theo báo cáo của Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR). Đây cũng là thí dụ điển hình cho việc ngày càng có nhiều người mất mạng vì thiết bị nổ tự chế ở Syria.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cũng đã chia sẻ quan ngại chung của tất cả thành viên Hội đồng Bảo an về tình hình nhân đạo ngày một xấu đi tại Syria. Điển hình là thông tin về tình trạng mất an ninh lương thực và tác động của khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay tới cuộc sống của người dân Syria mà đối tượng dễ bị tổn thương chính là trẻ em.

Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi các bên tại Syria tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm viện trợ nhân đạo không bị gián đoạn và đúng thời điểm tới tất cả vùng miền tại Syria.

Đại sứ kêu gọi tăng cường hỗ trợ quốc tế đối với người dân Syria, nhấn mạnh nhu cầu hỗ trợ tiếp cận vắc-xin Covid-19 trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp.

Đại sứ đồng thời nhấn mạnh, các bên liên quan cần đưa ra những giải pháp đúng lúc và bền vững để giải quyết tình hình tại các trại tập trung, nơi sinh sống của những người di cư trong lãnh thổ Syria, cũng như vấn đề nguồn nước bị cắt do hoạt động bất ổn của trạm bơm nước Alouk.

Minh Thu (lược dịch)

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !