Cấp cứu 5 bà cháu trong tình trạng 'miệng nôn, trôn tháo' do ăn cá sấu hỏa tiễn

Sang nhà người quen được chiêu đãi món thịt cá sấu hoả tiễn, sau đó còn mang trứng về ăn tiếp bữa tối. Sau khi ăn khoảng 90 phút, 5 bà cháu bà Hoa phải nhập viện cấp cứu...

Uống rượu người đỏ phừng phừng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Uống rượu người đỏ phừng phừng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nhiều người cho rằng uống rượu nhiều là phải đỏ mặt và còn nghĩ uống rượu đỏ mặt an toàn hơn tái mặt, nhưng các chuyên gia lại cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Ngày 22/3, Trung tâm Chống độc và khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận 5 người bệnh đến viện trong tình trạng “miệng nôn, trôn tháo”. Bệnh nhân lớn nhất là bà Nguyễn Thị Hoa (tên bệnh nhân đã thay đổi), 62 tuổi và bệnh nhi nhỏ nhất 5 tuổi).

Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, sáng ngày 21/3, ông bà Hoa có đưa gia đình sang nhà người quen có trang trại nuôi cá ở Mê Linh. Tại đây, gia đình được chiêu đãi món thịt cá sấu hỏa tiễn.

Con cá dài khoảng 150 cm và nặng tầm 20 kg. Đến chiều, gia đình có mang theo trứng cá sấu về đánh trứng, ăn bữa tối. Sau khi ăn khoảng 90 phút, các cháu và bà Hoa bắt đầu xuất hiện nôn, đau bụng và đi ngoài…

Bà Hoa lên mạng Internet đọc thông tin thấy trứng cá sấu hỏa tiễn có độc, nguy hiểm nên cả gia đình đã cùng nhau lập tức đến Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây các bác sĩ đã thăm khám, khai thác bệnh sử, đánh giá lâm sàng và cho làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Sau khi xác định căn nguyên gây ngộ độc, bà Hoa được điều trị tại Trung tâm Chống độc, còn 4 cháu nhỏ (cháu bé nhất: 5 tuổi; cháu lớn nhất: 13 tuổi) được chuyển sang Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Sau 12 tiếng điều trị, sức khỏe của bà Hoa và các cháu đã ổn định, hết các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và cầm đi ngoài.

{keywords}
Loài cá sấu hoả tiễn khiến 5 bà cháu phải nhập viện cấp cứu.

TS.Bs. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Với cá sấu hỏa tiễn thì ăn thịt bình thường nhưng trứng và phần thịt quanh trứng chứa chất độc Ichthyotoxin.

"Đây là một chất gây độc trên hệ tiêu hóa (gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), hệ thần kinh (đau đầu, vã mồ hôi, chóng mặt, ù tai, co giật) và tim mạch (loạn nhịp tim, tụt huyết áp). Trên thế giới mới có một số thông báo về bệnh nhân ngộ độc loại này", TS. BS Nguyễn Trung Nguyên cho hay.

Theo Giám đốc Trung tâm Chống độc, đơn vị này trước đây cũng đã từng có bệnh nhân tương tự. Trên thực nghiệm các nhà khoa học cho chuột ăn trứng cá sấu hỏa tiễn thì chuột bị chết. Vì vậy, BS. Nguyên khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn trứng cá sấu hỏa tiễn và các bộ phận xung quanh trứng cá.

Cá Sấu Hỏa Tiễn (hay còn gọi là cá hỏa tiễn, cá mỏ vịt, cá nhái đốm, cá láng đốm, cá sấu mõm dài,…) (tên khoa học là Lepisosteus oculatus), tên tiếng Anh là Spotted gar, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, 

Trong tự nhiên, chúng có thể tồn tại được ở những môi trường nước ngọt khác nhau như: đầm lầy, hồ, vùng cửa sông, nước lợ,… Khi nuôi, chỉ cần thả cá sấu hỏa tiễn vào bể nước ngọt là chúng có thể sống và phát triển tốt. Cá sấu hỏa tiễn là loài động vật sinh sản lưỡng tính. Sau khi giao phối cùng con đực, cá cái sẽ đẻ trứng màu đỏ tươi. Mùa xuân là mùa sinh sản của loài động vật này và mỗi lần, con cái có khả năng đẻ rất sai, lên đến 150.000 quả trứng.

Theo trang thông tin về Hội sinh vật cảnh Hà Nội thì cá sấu hỏa tiễn (tên khoa học Lepisosteus osseus - thuộc loài Lepidosteiformes) là loài cá nước ngọt được tìm thấy nhiều nhất ở vùng Bắc Mỹ, thuộc loại động vật ăn thịt. Chúng thuộc ngành động vật có dây sống, lớp cá vây tia, bộ cá láng và nằm trong họ mõm dài. Trung bình chúng có cân nặng từ khoảng 5-7 kg với kích thước phổ biến là 112 – 150 cm.

Cá sấu hỏa tiễn  có tuổi thọ khá cao, nếu được chăm sóc và được sống trong điều kiện thích hợp chúng sẽ có tuổi thọ khoảng 10 năm. Tuy nhiên chúng có tập tính hung dữ, sinh trưởng nhanh và rất phàm ăn nên thường không nên nuôi chung chúng với những loài cá nhỏ khác, tránh tình trạng chúng sẽ ăn thịt những loài cá khác.

Cá sấu hỏa tiễn có mặt trên khá nhiều quốc gia trên thế giới  trong đó có Việt Nam. Loài cá này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2000 và nhanh chóng trở nên phổ biến hơn, hiện nay có rất nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích và đang nuôi loài cá này.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !