Chương trình giao lưu văn hóa trực tuyến ASEAN - Nhật Bản 2022
Chương trình giao lưu văn hóa trực tuyến ASEAN - Nhật Bản 2022 (Sự kiện giao thoa văn hóa AUN-SUN/SixERS) đã diễn ra thành công từ ngày 29/11 - 1/12. Chương trình kéo dài ba ngày nhằm kéo dài chương trình hợp tác trao đổi văn hóa từ trước tới nay giữa AUN và SUN/Sixers.
Chủ đề của sự kiện lần này là “Tầm quan trọng của nghệ thuật kể chuyện đối với việc gìn giữ bản sắc riêng và xây dựng một cộng đồng bền vững” nhằm khám phá sự truyền tải rộng lớn và bền vững của kiến thức, phong tục và văn hóa thông qua hoạt động kể chuyện qua các thế hệ và sinh viên ASEAN và Nhật Bản để cùng nhau chia sẻ thông qua một nền tảng trực tuyến.
Bên cạnh đó, sự kiện còn có một số hoạt động khác như Đối thoại Văn hóa của nghiên cứu sinh, Chuyến tham quan Di sản Văn hóa ASEAN theo hình thức trực tuyến, Truyện ngụ ngôn truyền thống ASEAN - dNhật Bản và Hội thảo Văn hóa.
Trong ngày đầu tiên sự kiện mở đầu với phiên khai mạc qua Zoom có sự tham gia của Giáo sư Takayoshi Suzuki, Giám đốc SUN/SixERS kiêm Phó Hiệu trưởng Đại học Okayama, và Tiến sĩ Choltis Dhirathiti, Giám đốc Điều hành AUN.
Sau phần khai mạc, các sinh viên được chia thành các nhóm và tham gia vào từng chương trình thảo luận đối thoại văn hóa.
Tiếp đó là chương trình có tiêu đề “Chuyến tham quan di sản văn hóa ASEAN”. Những người tham gia sử dụng nền tảng Gather Town đẻ phải tạo hình đại diện 2D của mỗi cá nhân sau đó tham gia các hoạt động và tương tác với nhau trong một thị trấn ảo. Trên nền tảng Gather Town, AUN đã tạo ra một thị trấn và bảo tàng ảo để người tham gia khám phá trình chiếu những câu chuyện dân gian nổi tiếng ở Nhật Bản và khu vực ASEAN.
Sang ngày thứ 2, các sinh viên lần đầu tiên cùng nhau tham gia Zoom để lập kế hoạch, thảo luận và trình bày một bài thuyết trình kể chuyện ngụ ngôn hoặc câu chuyện dân gian mang tính biểu tượng của quốc gia đã chọn. Nhiệm vụ này có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm và khả năng làm việc với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau đối với những người tham gia sự kiện. Tiếp đó là phần “Bữa ăn xuyên văn hóa”, nơi các sinh viên trưng bày một món ăn truyền thống của một nền văn hóa mà họ đã trọn để chia sẻ thông tin về món ăn.
Vào ngày cuối cùng của chương trình, thông qua Zoom, các em học sinh cùng nhau tham gia workshop văn hóa được chia thành hai phần khác nhau “Nghệ thuật và Thủ công: Cắt giấy theo cung hoàng đạo: Tung Tue Pueng” và “Đèn lồng hoa sen Loy Krathong”.
Trong workshop thứ hai, ông Benyasiri Eimviriyapong, một cán bộ của AUN chịu trách nhiệm dẫn dắt sự kiện để đưa người tham gia tìm hiểu lịch sử của các dòng sông và tín ngưỡng của các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản thông qua Lễ hội Loy Krathong và nghệ thuật xếp giấy Đèn lồng hoa sen Loy Krathong. Những người tham gia được khuyến khích đưa những mối bận tâm và lo lắng vào những chiếc đèn lồng để thả xuống sông và cuốn trôi đi.
Trải qua gần 5 thập kỷ, ASEAN và Nhật Bản đã xây dựng mối quan hệ hợp tác trải rộng trên nhiều lĩnh vực và trở thành những đối tác tin cậy của nhau. Vào năm 2021, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN, với tổng kim ngạch thương mại đạt 240,2 tỉ USD.
Nhật Bản còn đang tích cực hỗ trợ kỹ thuật các nước ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế sức khỏe; thúc đẩy giao lưu hiểu biết giữa người dân hai khu vực thông qua nhiều dự án, chương trình như: Chương trình trao đổi học sinh, sinh viên được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản (JENESYS), hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cho các nước trong khu vực hay các khóa đào tạo về tăng cường năng lực an ninh mạng. Ngoài ra, Nhật Bản còn hỗ trợ ASEAN phát triển thành phố thông minh, kinh tế số, nông nghiệp chất lượng cao và hỗ trợ thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, năng lượng, quản lý thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
Minh Thu