Cần quy định về các đối tượng cung cấp dịch vụ có nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, sau 9 năm triển khai, thi hành cơ bản tạo ra được hành lang pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền, thúc đẩy công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tuy nhiên, với yêu cầu thực tiễn cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, xuất hiện thêm nhiều phương thức, đối tượng chịu tác động mới cũng như các chuẩn mực quốc tế mới. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật phòng chống rửa tiền năm 2012 là rất quan trọng và cần thiết nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thời điểm hiện tại.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư  Đặng Xuân Cường, Trưởng Ban Hình sự - TAT LAW FIRM cho biết: “Trước hết cần mở rộng phạm vi đối tượng báo cáo và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng chống rửa tiền”.

Luật sư Cường viện dẫn: “Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài các sản phẩm, dịch vụ truyền thống trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự xuất hiện của những công ty công nghệ tài chính với những hình thức thanh toán và các dịch vụ mới của các tổ chức tài chính và phi tài chính như ví điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cho vay trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo, ngân hàng số, các giao dịch này diễn ra hết sức sôi động. Tuy nhiên, công ty công nghệ tài chính chưa phải là đối tượng báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Dù một trong số những hoạt động của loại hình công ty này là những tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp Luật phòng, chống rửa tiền như đối với các đối tượng báo cáo là các tổ chức tài chính được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật phòng, chống rửa tiền (quy định tại Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền) nhưng các công ty công nghệ tài chính khác ngoài tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhìn chung vẫn nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và vẫn chưa là “đối tượng báo cáo” theo Luật phòng, chống rửa tiền nói riêng nên không phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa rửa tiền.

Vì vậy, loại hình dịch vụ này vẫn là phương tiện có tiềm năng cho tội phạm lợi dụng thực hiện các hành vi rửa tiền.

Loại hình kinh doanh vàng bạc (trừ vàng miếng do Ngân hàng nhà nước quản lý), kim loại quý, đá quý cũng cần được định nghĩa rõ ràng, quy định về trách nhiệm thanh tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh này và phải đưa vào nhóm đối tượng báo cáo, theo dõi những giao dịch đáng ngờ.

{keywords}
Luật sư Đặng Xuân Cường trao đổi với PV Infonet.

Do đó, cần bổ sung và hoàn thiện Luật phòng, chống rửa tiền 2012 theo hướng bổ sung một số đối tượng báo cáo là các tổ chức, cá nhân kinh doanh, cá nhân có ảnh hưởng, tổ chức, cá nhân cung cấp các loại hình dịch vụ có nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền là đối tượng điều chỉnh và bổ sung các quy định dự liệu trường hợp phát sinh đối tượng mới cần được điều chỉnh bởi Luật phòng, chống rửa tiền để hạn chế rủi ro rửa tiền cũng như có cơ sở áp dụng các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước trong mọi lĩnh vực có rủi ro rửa tiền.

Tiếp đến là cần bổ sung các quy định về định kỳ đánh giá rủi ro về rửa tiền, quản lý rủi ro về rửa tiền và biện pháp phòng ngừa về rửa tiền.

Việc tiếp cận, xác định, đánh giá, báo cáo cũng như hiểu về rủi ro rửa tiền là vô cùng quan trọng để nhanh chóng phát hiện những giao dịch đáng ngờ nhằm thực hiện tốt nhất các biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu rửa tiền phù hợp với các rủi ro được xác định.

Tại Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền 2012 và Thông tư số 20/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền đã bổ sung nội dung đánh giá rủi ro rửa tiền tại đối tượng báo cáo trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro quốc gia, ngành về rửa tiền nhưng cũng chỉ đề cập đến vấn đề đánh giá rủi ro rửa tiền tại đối tượng báo cáo.

Tại văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh trong hoạt động này là Luật phòng, chống rửa tiền 2012 hiện chưa có điều khoản quy định về việc đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia, lĩnh vực và tại từng tổ chức cũng như các quy định về hoạt động thanh tra giám sát về rửa tiền trên cơ sở những rủi ro chưa được quy định do không có những đánh giá tác động cụ thể. Dấu hiệu cảnh báo về những giao dịch đáng ngờ chỉ đang là những dấu hiệu chung, các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh doanh bất động sản cần có hướng dẫn và các dấu hiệu cụ thể.

Vì vậy việc bổ sung những quy định về nghĩa vụ đánh giá rủi ro rửa tiền định kỳ của quốc gia, ngành, lĩnh vực và quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý, đối tượng báo cáo trong việc thực hiện nghĩa vụ này; phân loại khách hàng, lĩnh vực trên cơ sở rủi ro cao hoặc thấp về rửa tiền và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro; những quy định về việc thanh tra giám sát về phòng chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro là phù hợp với xu hướng phát triển chung cũng như khuyến nghị quốc tế về phòng chống rửa tiền”.

Sông Yên

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !