Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự HNCC trực tuyến khu vực châu Á-Thái Bình Dương về hợp tác Vành đai và Con đường

Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ngày 23/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự Hội nghị cao cấp trực tuyến khu vực châu Á-Thái Bình Dương về hợp tác Vành đai và Con đường.

Hội nghị còn có sự tham dự của Tổng thống Cộng hoà Colombia, Thủ tướng Cộng hoà Fiji, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao hoặc Bộ trưởng Thương mại 10 nước ASEAN, một số nước Nam Á, Trung Á, Mỹ Latinh, quốc đảo Thái Bình Dương và đại diện các tổ chức quốc tế trong khu vực.

Với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác ứng phó với đại dịch vì sự phục hồi bền vững”, các đại biểu tập trung thảo luận về: Những thách thức mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt, đặc biệt tác động của đại dịch Covid-19; Các nỗ lực, giải pháp ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững và bao trùm ở cả cấp độ quốc gia và khu vực.

Các nước đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc ứng phó đại dịch; bày tỏ ủng hộ Sáng kiến COVAX và kêu gọi các đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển tiếp cận nguồn vaccine kịp thời với giá thành hợp lý.

Các phát biểu cũng cho rằng cần thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine; khuyến khích các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế cung cấp tín dụng ưu đãi cho các nước đang phát triển để có thể ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.

Các đại biểu nhấn mạnh cần ưu tiên thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững và bao trùm, hướng tới nền kinh tế xanh, ít phát thải các bon, thực hiện đầy đủ và đúng hạn các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc (SDG 2030) và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác phát triển kinh tế xanh, hợp tác môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, năng lượng sạch; huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh; nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu...

Bên cạnh đó, một số nước đánh giá hợp tác Vành đai và Con đường có thể đóng góp tích cực cho các nỗ lực chung của khu vực thông qua các dự án kết nối, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, sản xuất và cung ứng vaccine, hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

{keywords}
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự HNCC trực tuyến khu vực châu Á-Thái Bình Dương về hợp tác Vành đai và Con đường. Nguồn: Baoquocte

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ứng phó đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và phát triển bền vững là vấn đề cấp bách đối với tất cả các quốc gia.

Việt Nam đánh giá cao và đề nghị cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ các nước, nhất là các nước đang phát triển, sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19, chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, mở rộng thương mại và đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế theo hướng phát triển bền vững và bao trùm.

Nhấn mạnh hợp tác khu vực có vai trò rất quan trọng để châu Á-Thái Bình Dương phục hồi và thích ứng với biến chuyển nhanh của kinh tế thế giới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu 3 vấn đề quan trọng mà các nước cần quan tâm.

Thứ nhất là tăng cường hợp tác đa phương để phối hợp hiệu quả các nỗ lực phòng chống dịch bệnh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, bảo đảm tất cả các quốc gia đều có thể tiếp cận các nguồn cung vaccine nhanh chóng, kịp thời với chi phí hợp lý.

Thứ hai, phát huy tốt hơn nữa các khuôn khổ, sáng kiến hợp tác khu vực như APEC, ASEAN, Vành đai và Con đường nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp, kết nối hệ thống giao thông và logistics trong khu vực, phát triển kinh tế số.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ và đúng hạn các mục tiêu SDG 2030, chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ về kinh tế xanh.

Khẳng định nhất quán mục tiêu “kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững của cả khu vực.

Hội nghị đã thông qua “Sáng kiến đối tác Vành đai và Con đường về hợp tác vaccine Covid-19” và “Sáng kiến đối tác Vành đai và Con đường về phát triển xanh”.

T.M

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !