Bảo đảm an ninh an toàn trong thanh toán và chuyển đổi số hướng đến xã hội không dùng tiền mặt

Các chiến lược chuyển đổi số xác định thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nền móng quan trọng để xây dựng hình ảnh kinh tế số, xã hội số, đạt mục tiêu phát triển thanh toán số đối với phổ cập tài chính toàn diện.

{keywords}
 

Nâng cao nhận thức của khách hàng về thanh toán an toàn

Thanh toán số đã trở thành tự nhiên, mặc định, trong giao dịch hàng ngày của đại đa số người dân Việt Nam. Chia sẻ tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt” diễn ra tại Hà Nội ngày 17/6, ông Lê Thế Vinh, đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, sau khi Bộ TT&TT cấp phép cho 3 doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm mobile money, năm 2022, dự kiến có hơn 180.000 điểm giao dịch phổ cập đến hơn 100% xã, phường. 

Cũng theo ông Vinh, đi đôi với sự phát triển của thanh toán cũng có những rủi ro, mất an toàn với số lượng phạm tội ngày càng tăng, phương thức phạm tội ngày càng đổi mới, tinh vi hơn, có tổ chức hơn và gây ra thiệt hại ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Thời gian qua, nhiều ngân hàng bị khách hàng khiếu nại liên quan đến giao dịch bất thường, dẫn đến mất tiền trong tài khoản. Các sự vụ này có thể làm giảm niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực”, ông Lê Thế Vinh nói.

Cũng theo ông Vinh, các sự cố chủ yếu đến từ nhận thức an toàn thông tin của người dân chưa cao, chẳng hạn như người dùng click vào đường link lạ, không phân biệt được web sử dụng… 

Bộ TT&TT cũng đã liên tục phát hiện, đưa ra các khuyến cáo. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp không thể thành công nếu khách hàng không nâng cao nhận thức. Vì thế, các ngân hàng cần nâng cao nhận thức đầy đủ cho khách hàng về an toàn thông tin…”, ông Vinh cho hay.

Là người am hiểu về bức tranh thanh toán không tiền mặt ở các nước Đông Nam Á, bà Winnie Wong – Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào– cho rằng mấu chốt để phát triển thanh toán không tiền mặt là phải làm sao duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào thanh toán điện tử. 

Thanh toán không tiền mặt đã xuất hiện từ trước đại dịch, nhưng càng phổ biến hơn từ sau khi dịch Covid-19. Tại các nước Đông Nam Á, và đặc biệt là Việt Nam, với dân số trẻ và quen với các thiết bị di động, xu hướng thanh toán mới này càng phát triển mạnh”, bà Winnie Wong chia sẻ.

Trước sự chuyển dịch này của người tiêu dùng, bà Winnie Wong cho rằng việc đảm bảo an toàn thông tin mạng là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán cần đặt ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn và bảo mật khi thanh toán. Đây không chỉ thuộc thẩm quyền của NHNN mà cần sự nỗ lực chung của các bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng đang phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các phương án kết nối, khai thác thông tin công dân tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chip phục vụ xác thực, làm sạch dữ liệu khách hàng tại các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng.

{keywords}
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, ứng dụng Mobile Banking, Ví điện tử không đơn thuần chỉ để chuyển tiền, vấn tin mà người dân còn có thể sử dụng đa dạng các tiện ích như thanh toán hoá đơn, thương mại điện tử, mua vé xem phim, vé máy bay, tour du lịch….

Đến nay, ứng dụng Mobile Banking, ví điện tử không đơn thuần chỉ để chuyển tiền, vấn tin mà người dân còn có thể sử dụng đa dạng các tiện ích như thanh toán hoá đơn, thương mại điện tử, mua vé xem phim, vé máy bay, tour du lịch… Ngược lại, người dân cũng có thể sử dụng gián tiếp các dịch vụ ngân hàng thông qua các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác như mua trả góp, mua trước - trả sau…”, Thống đốc cho biết.

Theo Trung tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH, Bộ Công an đã nghiên cứu các thiết bị để có thể ứng dụng thẻ căn cước công dân vào các hoạt động của ngành ngân hàng.

Một số tiện ích đem lại là giúp xác thực chủ thẻ căn cước công dân tại quầy thông qua thiết bị đối sánh sinh trắc học có trong thẻ căn cước công dân gắn chip; sử dụng thẻ căn cước công dân để rút tiền, nạp tiền vào tài khoản ngân hàng; thực hiện một số giao dịch, thanh toán tại các ATM của ngân hàng;... 

Kết quả bước đầu cho thấy, việc tích hợp các giấy tờ (bảo hiểm y tế, thẻ ATM,…) trên căn cước công dân góp phần tạo thuận lợi cho người dân, tiết kiệm thời gian và an toàn, bảo mật”, Trung tướng Tô Văn Huệ nói.

Phấn đấu 50-80% người trưởng thành sử dụng dịch vụ có tài khoản ngân hàng

Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, NHNN đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 có 50-70% nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; 50-80% người trưởng thành sử dụng dịch vụ có tài khoản ngân hàng.

Đến nay, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%; đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC). 

Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.  

Tính đến tháng 4 vừa qua, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021…

Để đạt mục tiêu trên, theo ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), điện thoại thông minh là chất xúc tác để đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt như mở tài khoản ngân hàng, tài khoản Mobile money.

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, Napas phối hợp với các Ngân hàng thương mại phát triển thẻ tín dụng nội địa. Từ năm 2020, việc đẩy mạnh cấp thẻ tín dụng nội địa tạo điện kiện thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận vốn ngân hàng và tránh xa tín dụng đen. 

Với mục tiêu thúc đẩy thói quen thanh toán không tiền mặt cho phụ nữ Việt Nam, những người được cho là “tay hòm chìa khoá”, bà Winnie Wong – Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào - cho biết:
“Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chỉ 40% phụ nữ tại Việt Nam nhận lương qua thanh toán điện tử. Mastercard đang hợp tác cùng nhiều đối tác tại Việt Nam để đẩy mạnh tuyên truyền về sự tiện lợi của việc thanh toán lương “không tiền mặt” cho các doanh nghiệp sử dụng lao động, cũng như nâng cao hiểu biết của phụ nữ về thanh toán điện tử và thanh toán không tiền mặt trong giao dịch hàng ngày”.

 Tuân Nguyễn

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !