Ám ảnh kinh hoàng của hai cô gái trẻ bị lừa sang Campuchia làm trong casino

Bị phát hiện liên lạc về nước, cô gái trẻ ở Quảng Ngãi bị nhốt vào phòng kín, còng tay, đánh đập và bị bỏ đói suốt 4 ngày liền. Những ngày tháng làm việc ở Campuchia sẽ mãi là ký ức kinh hoàng đối với cô.

Dù đã trở về nhà gần 1 tháng nhưng mỗi khi nhắc đến những ngày tháng làm việc ở Campuchia, cô gái Đ.T.L. (21 tuổi, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn còn bàng hoàng, run sợ khi kể lại câu chuyện “sập bẫy” việc nhẹ lương cao.

L. và N. bàng hoàng kể lại nỗi ám ảnh kinh hoàng.

L. nhớ lại, đầu năm 2022, tình cờ qua một người bạn trên mạng xã hội, L. được rủ rê vào làm cho một công ty gỗ ở tỉnh Bình Dương với mức lương rất cao. Ở quê nghèo khó, thấy có công việc hấp dẫn, L. rủ người em trong xóm là H.T.N. (16 tuổi) “Nam tiến”. Để rồi, giữa chốn phồn hoa đô thị, xe cộ tấp nập, L. và N. bị lừa bán qua Campuachia lúc nào không hay. 

“Sau khi bị lừa sang Campuchia, em bị nhốt vào trong 1 khu nhà được bảo vệ nghiêm ngặt, lưới rào xung quanh được gài điện 24/24 giờ. Tại đây, em làm việc chung nhóm với 2 người khác, được hướng dẫn về cách lừa các nạn nhân là người Việt kiếm tiền bằng việc xem tiktok, sau đó dụ dỗ chuyển tiền vào tài khoản để hưởng hoa hồng”, L. nhớ lại và cho hay, em bị bắt làm việc từ 9h sáng đến 21h. Mỗi ngày chỉ tiêu phải lừa được 30 triệu đồng, nếu không hoàn thành phải tăng ca đến 23h. Không đủ chỉ tiêu là bị cho ăn đồ ăn sống, trộn lẫn vào nhau. Tất cả điện thoại, giấy tờ đều bị tịch thu.

“Làm việc 2 ngày, em xin được sim của một người bên Campuchia và tìm cách liên lạc với người nhà để cầu cứu. Trong một lần sơ hở, em bị phát hiện có liên lạc về nước và bị bắt nhốt em vào phòng kín, còng tay, đánh đập và bị bỏ đói suốt 4 ngày liền”, L. kể trong nước mắt.

Cũng theo L., tiền lương hàng tháng không được nhận, phải trả cho chủ vì L. bị mua với giá 1.800 USD từ bọn giang hồ. Nếu muốn chuộc ra thì gia đình phải chuyển 50 triệu đồng/người. Sau đó vài ngày lại nâng lên 150 triệu đồng/người. 

Nhà nghèo mà số tiền chuộc quá lớn, L. và N. đành “cắn răng” ở lại làm việc để trả nợ. Một thời gian sau, L. làm việc tốt hơn nên bị bán sang công ty thứ 2 và lần này số tiền chuộc đã lên 3.000 USD. 

Khuya 28/10, lợi dụng lúc cổng công ty mở cho xe vào, L. cùng một số người chạy ào ra ngoài để bỏ trốn. Cô gái trẻ chạy về cửa khẩu Tho Mo (tỉnh Long An) rồi lại bắt xe đi về Tây Ninh. Không dám ngủ lại vì sợ chưa thoát khỏi bọn chủ và giang hồ, đến 3h sáng 29/10, L. bắt xe về TP.HCM.

“Về tới TP.HCM em đi chân đất, quần áo tả tơi. Một người trong nhóm chia tiền cho mọi người, mua quần áo, rồi 16 giờ ngày 29/10 em bắt xe về Quảng Ngãi luôn. Đến 10 giờ ngày 30/10, em về tới nhà”, L. nói.

Trong khi L. bị đưa sang công ty khác thì em N. tiếp tục làm ở công ty cũ một thời gian thì công ty này chuyển chủ. Đang trong đợt truy quét mạnh, N. được thả về nước cùng với một số người khác.

Hơn 40 người trốn chạy khỏi casino ở Campuchia bơi qua sông để về Việt Nam.

Thiếu tá Hồ Xuân Đạt - Trưởng Công an xã Trà Bùi cho biết, xã cách trung tâm huyện Trà Bồng khoảng 60km, điều kiện cuộc sống bà con đồng bào Cor còn nhiều khó khăn, chủ yếu sống dựa vào nương rẫy. Qua việc của 2 em bị lừa sang Campuchia sẽ là bài học đắt giá để bà con nhân dân cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng đưa dẫn người xuất cảnh trái phép sang Campuchia để lao động với chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”.

“Lãnh đạo Công an huyện Trà Bồng và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên gia đình 2 em. Riêng N. đã đến Ủy ban xã làm lại giấy tờ. Địa phương sẽ phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho 2 em ổn định cuộc sống”, Thiếu tá Đạt nói thêm.

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt tạm giam và khám xét chỗ ở đối với Huỳnh Thanh Tú (30 tuổi, trú tại phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép".

Theo cơ quan chức năng, lợi dụng sơ hở trong việc tuần tra kiểm soát biên giới và sự nhẹ dạ cả tin của người dân, Tú đã tổ chức, hướng dẫn cho một số người dân sang Campuchia lao động bất hợp pháp trong các casino. Nhiều nạn nhân sau khi dụ dỗ “việc nhẹ lương cao” qua làm việc casino đã bị khống chế, cưỡng ép lao động không cho về nước. Khi gia đình gửi số tiền lớn để chuộc thì các đối tượng mới thả nạn nhân về nước.

Hồ Ca

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !