3 'sạch' phòng chống sốt xuất huyết

Để phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch...

Thời gian gần đây, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết liên tục gia tăng tại nhiều tỉnh, thành Miền Bắc. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 8/2022, cả nước ghi nhận 62.411 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 12.600 ca so với tháng 7); trong đó có 25 trường hợp tử vong (tăng 17 ca so với tháng trước).

Như vậy, tính chung 8 tháng của năm 2022, cả nước ghi nhận 165.844 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 62 trường hợp tử vong.

Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua ghi nhận 308 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 22 ổ dịch mới. Cộng dồn năm 2022, Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021.

{keywords}
Vệ sinh môi trường sạch sẽ phòng chống sốt xuất huyết.

Bệnh nhân ghi nhận tại 27 quận/huyện, 144 xã/phường/thị trấn; trong đó tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện như Đống Đa (36), Thường Tín (33), Thanh Trì (32), Thanh Oai (28), Phú Xuyên (19), Hoàng Mai (18), Ba Đình (15).

Trước đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, TS. BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu cho biết: Những ngày gần đây, tại Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, đã có ca tử vong.

Hiện miền Bắc đang trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết, nhất là thời tiết mưa nhiều, muỗi truyền bệnh phát triển, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh, mỗi người dân cần cảnh giác phòng bệnh; nhất là khi bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tương tự, tại Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cũng từng tiếp nhận hai bệnh nhi trong tình trạng sốc sốt xuất huyết Dengue, mạch nhanh, sốt cao liên tục, suy đa tạng, là trường hợp rất nặng.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết những ca bệnh sốt xuất huyết tại miền Bắc bắt đầu xuất hiện tăng lên nhưng ca bệnh nặng đã có ngay từ giai đoạn sớm. Hai ca bệnh có địa dư khác nhau, thời gian diễn biến bệnh khác nhau nhưng đều có các dấu hiệu tổn thương gan, tổn thương tim, rối loạn đông máu nặng, tràn dịch đa màng... khiến quá trình điều trị khó khăn.

"Có những thời điểm chúng tôi tưởng chừng không còn hy vọng nhưng với sự đồng lòng, nhất tâm tập trung trí tuệ, công sức và kết quả đạt được là cả hai cháu đều đã hồi phục hoàn toàn và được ra viện," bác sĩ Nguyễn Thành Nam chia sẻ.

Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, kết quả giám sát tại nhiều điểm có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng. Chỉ số cao có nghĩa là nguy cơ có dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát. 

Trước diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn TP và một số dịch bệnh truyền nhiễm khác có nguy cơ xuất hiện, CDC Hà Nội đã đề nghị Ban Giám đốc các Học viện; Ban Giám hiệu các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tăng cường công tác vệ sinh phòng chống dịch trong trường học.

Theo đó, CDC Hà Nội đề nghị các trường học xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường học trong đó tập trung vào các bệnh có nguy cơ cao như dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, Covid-19, dịch cúm...

Cùng với đó, củng cố, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các phương tiện phòng chống dịch theo quy định. Thành lập đội xung kích diệt bọ gậy, tổ giám sát công tác diệt bọ gậy trong trường học, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đội, các tổ, các thành viên.

Tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn cán bộ, giáo viên, sinh viên tích cực, chủ động thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay với xà phòng, nước sạch...

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt; loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể đọng nước không sử dụng; thường xuyên thay nước, có rửa các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bể cảnh, hòn non bộ...

Đồng thời, chủ động giám sát phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ, dịch bệnh truyền nhiễm trong trưởng học; phối hợp với y tế địa phương trong công tác phòng chống dịch, xử lý các trường hợp mắc bệnh kịp thời.

Tương tự, đối với cộng đồng, ngành y tế Hà Nội cũng khuyến cáo một số biện pháp phòng dịch bệnh mùa hè, trong đó có sốt xuất huyết Dengue bằng cách thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; ngủ căng màn; tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy), các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Trong thời gian tới Hà Nội tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng chống dịch đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn TP. Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm giám sát huyết thanh và virus Dengue.

Tăng cường giám sát phát hiện bệnh nhân tại cộng đồng và các bệnh viện được phân cấp để kịp thời nắm bắt tình hình dịch, phát hiện sớm, điều tra xử lý ca bệnh.

Tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao và ổ dịch cũ. Triển khai ngay các chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy tại các khu vực có chỉ số côn trùng vượt ngưỡng nguy cơ, trong đó cần huy động sự tham gia của các ban ngành đoàn thể.

Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ngay tại hộ gia đình.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !