Xuất khẩu lợn sang Campuchia cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm dịch

Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia có văn bản gửi Chính quyền các tỉnh biên giới của Campuchia, trong đó nhận định dịch tả lợn châu Phi (AFS) hiện đang bùng phát tại các nước châu Á.

{keywords}
Xuất khẩu lợn sang Campuchia cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm dịch.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, mỗi ngày, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Campuchia dao động vào khoảng 7.000 - 8000 con (1 con 60 kg). Trong khi đó, nguồn cung trong nước có thể đáp ứng 6.000 con/ngày nên nước này cần nhập khẩu khoảng hơn 1.000 con/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tư thương Campuchia nhập khẩu lợn sống chủ yếu từ các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan.

Tuy nhiên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết thương nhân Campuchia chủ yếu nhập khẩu lợn sống và thịt lợn theo hình thức tiểu ngạch nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh phải xin các giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan chức năng hai nước.

Chính vì thế, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã có văn bản gửi Chính quyền các tỉnh biên giới của Campuchia; trong đó nhận định dịch tả lợn châu Phi (AFS) đang bùng phát tại các nước châu Á.

Do đó, để ngăn chặn dịch AFS lây lan từ các nơi vào Campuchia, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã đề nghị chính quyền các tỉnh biên giới của Campuchia ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép lợn sống, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Campuchia.

Trước tình hình trên, dự báo trong thời gian tới, phía Campuchia sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch đối với lợn sống, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn trên tuyến biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Cùng với đó, cơ quan chức năng Campuchia sẽ siết chặt việc kiểm dịch đối với thịt lợn, sản phẩm thịt lợn nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đường bộ với Việt Nam.

Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu lợn sống, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn (nếu có) trên tuyến biên giới với Campuchia cần lưu ý xuất khẩu theo đường chính ngạch, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và chuẩn bị đầy đủ giấy phép kiểm dịch động vật.

Thảo Nguyên

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !