Xuất khẩu gỗ sang Anh trước yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ

Vương quốc Anh đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường như nguồn gốc xuất xứ của gỗ. Các doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sanh Anh phải đặc biệt coi trọng tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ.

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Anh đã tăng 18% ngay trong năm đầu áp dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len (UKVFTA) từ 01/01/2021, cao hơn mức tăng trưởng hàng hoá của Việt Nam sang Vương quốc Anh trong năm 2021 (15,4%).

Tuy nhiên, ở góc nhìn toàn diện hơn, tỷ trọng của đồ gỗ Việt Nam chiếm chưa đầy 10% tổng trị giá đồ gỗ nhập khẩu của Vương quốc Anh. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều dư địa để ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam gia tăng thị phần tại quốc gia này.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – một số hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do chúng ta ký kết với các nước đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn trên thế giới. Ngành công nghiệp chế biến gỗ phản chiếu rõ nét những hiệu ứng tích cực cũng như những thách thức đặt ra để chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội các FTA mang lại. 

Sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hiện chỉ chiếm 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Vương quốc Anh. Nếu so sánh với tổng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung, thị trường Vương quốc Anh mới chỉ chiếm 2%.

Gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang Anh phải là gỗ hợp pháp. 

Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Vương quốc Anh cũng gặp một số khó khăn khi đây là một thị trường rất khó tính. Người tiêu dùng Anh chi tiêu rất cẩn thận, dè dặt chứ không giống như một số thị trường khác.

Cùng với đó, Anh là một thị trường có ngành công nghiệp chế biến gỗ đã phát triển từ rất lâu đời. Cũng xuất phát từ Anh mà ngành công nghiệp chế biến gỗ dịch chuyển sang các quốc gia khác như Đức, Mỹ, Nhật, sau đó mới đến các quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam. 

“Cho nên người tiêu dùng Anh thực sự rất khó tính về mẫu mã, kiểu dáng. Vương quốc Anh cũng đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường như nguồn gốc xuất xứ của gỗ. Họ luôn giương cao ngọn cờ chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính, nên các doanh nghiệp của chúng ta khi xuất khẩu sanh Anh phải đặc biệt coi trọng tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.

Theo ông Hoài, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt nhất nền tảng kỹ thuật số để tiếp thị sản phẩm của mình đến khách hàng Anh.

Với vai trò là những người đến sau, doanh nghiệp Việt thường gia công các sản phẩm theo mẫu có sẵn. Tuy nhiên, ông Hoài cho rằng nếu doanh nghiệp chủ động hơn trong khâu thiết kế và xây dựng thương hiệu thị giá trị mang lại sẽ lớn hơn rất nhiều.

“Có những thách thức ở thị trường này nhưng tôi vẫn nhấn mạnh Vương quốc Anh như một trung tâm lan toả, mang tính dẫn dắt. Nếu chúng ta duy trì được tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thì nhất định sẽ tạo dựng được uy tín cũng như sự quan tâm từ các thị trường khác”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.

Đồ nội thất bằng gỗ là một trong các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ Hiệp định UKVFTA

Ở góc độ Hiệp hội, ông Ngô Sỹ Hoài khuyến nghị với các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, doanh nghiệp không có cách nào khoác ngoài việc chuyển đổi phát triển theo chiều sâu, chú ý đầu tư cho quản trị doanh nghiệp, sử dụng phần mềm kế toán hiện đại, đảm bảo tính minh bạch của đầu vào, đầu ra. 

“Khi chúng ta tăng tốc xuất khẩu sản phẩm gỗ thì tần suất xuất hiện những vụ kiện tụng ngày càng nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt sẽ có được năng lực phòng vệ thương mại tốt hơn”, ông Hoài cho hay.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tận dụng tốt cơ hội mà công nghệ số mang lại, trong đó việc tận dụng quảng bá thương hiệu ở tầm quốc gia là điều nên làm. Để đối tác quốc tế thấy được rằng Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ có trách nhiệm, có năng lực cạnh tranh tốt và bền vững.

Về phía cơ quan quản lý, ông Ngô Sỹ Hoài kiến nghị xem xét đàm phán với phía Anh để ký một Hiệp định tự nguyện nhằm tăng cường năng lực quản trị rừng, tuân thủ pháp luật và thương mại gỗ. Hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho tất cả các lô hàng xuất khẩu sang Anh đều đạt chuẩn về môi trường và phát triển bền vững. Trước đó, Việt Nam cũng từng ký một Hiệp định tương tự với Liên minh Châu Âu.

Ngân Giang

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !