Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các doanh nghiệp Mỹ

Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trở thành động lực đẩy cao sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam. 

Theo trang Vietnam Briefing, các mối quan hệ và liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo thêm động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng các mối quan hệ thương mại song phương.

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đang ở mức cao và đạt 111,5 tỉ USD vào năm 2021, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 25%, đạt 96 tỉ USD vào năm 2020, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

{keywords}
Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các doanh nghiệp Mỹ. (Ảnh: VNA)

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục mở cửa nền kinh tế, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) nhấn mạnh đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam. Vào thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, Mỹ vẫn là quốc gia mua nhiều mặt hàng nhất của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định Mỹ là một đối tác quan trọng của Việt Nam và thương mại hai chiều ngày càng gia tăng. Ông Đỗ Thắng Hải nhận định thêm đại dịch Covid-19 đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ phối hợp và phát triển các chuỗi cung ứng mới, cũng như thiết lập các hệ thống cung ứng để đảm bảo tính bền vững và liên tục.

Mới đây, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Mỹ ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã kêu gọi các doanh nghiệp hai nước tăng cường quan hệ đối tác và mở rộng quan hệ song phương. Các doanh nghiệp Mỹ xác định ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực y tế, thương mại số, năng lượng và biến đổi khí hậu, đồng thời có kế hoạch đưa các đoàn y tế Mỹ đến thăm thực địa và tìm hiểu các khả năng trong lĩnh vực năng lượng.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biển đổi khí hậu John Kerry cũng đã có bài phát biểu tại hội nghị.

Thương mại Việt – Mỹ

Không có gì phải ngạc nhiên khi mối quan hệ kinh doanh và giá trị thương mại giữa Việt Nam và Mỹ không ngừng gia tăng.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ, tăng 5 bậc so với năm 2020.  Tính đến tháng 10/2021, Mỹ đứng thứ 11 trong số 138 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 1.134 dự án trị giá 9,72 tỉ USD.

Những hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gồm điện máy, nội thất và giường ngủ, dệt kim, máy móc công nghiệp cùng giày dép.

Hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam năm 2020 gồm điện máy, cotton, nhựa, thức ăn cho gia súc và máy móc công nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam và thể hiện cam kết. Điển hình, tập đoàn thực phẩm Cargill đang điều hành 12 nhà máy với khoảng 1.600 nhân viên trên khắp Việt Nam. Tương tự, Apple, Qualcomm, Nike Morgan Stanley, ACORN International, General Dynamics, Hue Capital LLC, Intel, Lockheed Martin International, Google và USTelecom vẫn duy trì hoạt động tại Việt Nam.

Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) có trụ sở tại Mỹ, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử cho máy bay do Boeing và Airbus chế tạo, đã đầu tư 170 triệu USD vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Tập đoàn UAC còn có kế hoạch mở rộng hơn nữa trong những năm tới.

Trong năm 2021, Mỹ đã nhập khẩu điện thoại thông minh và phụ kiện của Việt Nam trị giá khoảng 96,2 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ cũng là nhà nhập khẩu máy tính và sản phẩm điện tử lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị 12,7 tỉ USD. Ngoài ra, Mỹ nhập khẩu máy móc, thiết bị và cũng dẫn đầu trong nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam với số tiền 16,1 tỉ USD đóng góp vào GDP của Việt Nam.

Mỹ đã viện trợ tổng cộng hơn 28 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam. Vào năm 2020, Việt Nam cũng đã gửi bộ đồ bảo hộ, khẩu trang và thiết bị y tế khi Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Việt Nam sẽ mở cửa cho du khách quốc tế vào ngày 15/3. Mới đây, hãng hàng không Vietnam Airlines đã ra mắt đường bay thẳng thương mại đầu tiên nối San Francisco với TP.Hồ Chí Minh. Đường bay thẳng thường xuyên này sẽ giúp người dân hai nước gắn bó hơn nữa, đồng thời thúc đẩy du lịch và kinh doanh.

Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ 

Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào việc thiết lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao phủ 40% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi TPP, vào ngày 8/3/2019, các nước còn lại đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tại sự kiện ở Hà Nội, AmCham bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ sớm tham gia CPTPP để có thêm cơ hội kinh doanh.

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris đã thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam. Mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển. Phó Tổng thống Harris và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tái khẳng định sức mạnh của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ. Do đó, các nhà phân tích kỳ vọng trong tương lai gần, Việt Nam - Mỹ sẽ ký kết một FTA.

Các doanh nghiệp Mỹ cũng lưu ý rằng Việt Nam là một đầu mối quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và vai trò này được cho sẽ còn lớn mạnh hơn.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !