Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác chung ASEAN - Hàn Quốc

Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, đồng chủ trì cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN - Hàn Quốc ở Jakarta. 

Trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2024, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN  cùng Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Kwon Hee-seog đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác chung ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 9.

Hôm 24/5, cuộc họp lần thứ 9 của Ủy ban Hợp tác chung ASEAN - Hàn Quốc đã diễn ra tại trụ sở Ban thư ký ASEAN ở Jakarta. Theo asean.org, đây là lần đầu tiên cuộc họp thường niên này được tổ chức trực tiếp trở lại sau 2 năm tiến hành họp theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

{keywords}
ASEAN - Hàn Quốc chú trọng hợp tác hỗ trợ quá trình phục hồi sau dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Anh Hùng)

ASEAN - Hàn Quốc nhấn mạnh sự cấp thiết cùng hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ quá trình phục hồi sau dịch bệnh Covid-19 thông qua Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF). Trong đó, ACRF xác định kết nối kỹ thuật số là ưu tiên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối khu vực và phục hồi kinh tế.

ASEAN hoanh nghênh mong muốn của chính phủ mới ở Hàn Quốc trong việc đẩy mạnh mối quan hệ mật thiết hơn với ASEAN.

Trong khuôn khổ cơ chế chủ chốt là Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc (AKCF) đã có 20 dự án đang được triển khai với tổng số vốn 56 triệu USD trên 5 lĩnh vực ưu tiên là giáo dục và đào tạo, môi trường, phục hồi kinh tế, văn hóa và du lịch, y tế.

Ngoài ra, 9 dự án khác đang trong quá trình phê duyệt bao gồm cả những dự án quy mô lớn như Không khí sạch cho một ASEAN bền vững (CASA) trị giá 11 triệu USD. Nhân dịp này, phía Hàn Quốc cũng thông báo nâng khoản đóng góp thường niên cho quỹ từ 14 lên 16 triệu USD bắt đầu từ 2022.

Tại cuộc họp, hai bên đã kiểm điểm tình hình hợp tác triển khai các cam kết của Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc tháng 10/2021 cũng như tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động 2021 - 2025, và vui mừng ghi nhận những thành tựu đáng kể trong vòng một năm qua.

Dù chịu tác động từ dịch Covid-19, song bước sang năm thứ hai thực hiện Kế hoạch hành động 2021 - 2025, trong 113 dự án đã có 49 đã hoàn tất và 32 đang trong quá trình triển khai, trải dài trên 27/38 dòng hành động ở cả ba trụ cột hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội.

Đáng nói, Hàn Quốc đã đóng góp 6 triệu USD cho Qũy ASEAN ứng phó trước dịch Covid-19.

Hai bên cũng nhất trì nhất trì tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế số, khoa học và công nghệ, quản lý thảm họa, y tế cộng đồng, thành phố thông minh và cải tiến, phát triển bền vững, biến đổi môi trường và khí hậu, kết nối, du lịch, xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực.

Trong số này, nhiều hoạt động và dự án đang được triển khai dưới sự hỗ trợ từ AKCF.

Trước đó, hồi tháng Ba, hai bên vừa khánh thành Trung tâm Hợp tác tài chính ASEAN - Hàn Quốc tại Jakarta, và đang tiếp tục phối hợp thúc đẩy thiết lập hai trung tâm khác về hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong năm 2022, Phái đoàn Hàn Quốc tại ASEAN cũng sẽ triển khai một loạt hoạt động nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương, mở đầu bằng Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN - Hàn Quốc ngày 19/5, và sắp tới là một chuỗi diễn đàn, hội thảo về vận tải, chuyển đổi số, kết nối hàng hải, lao động và xử lý rác thải biển.

Đại sứ Kwon Hee-seog tái khẳng định cam kết của Hàn Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, hỗ trợ hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, triển khai Khung phục hồi toàn diện (ACRF) và thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP).

Đại sứ Nguyễn Hải Bằng và các đồng nghiệp ASEAN đều đánh giá cao cam kết gắn bó chặt chẽ và dài hạn của Hàn Quốc, đồng thời đề xuất tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, hợp tác hạ tầng và kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, thành phố thông minh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !