Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị "dòm ngó"?

Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải Quốc tế, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương… đây là tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tấp nập vào hạng thứ 2 trên thế giới sau Địa Trung Hải. Nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng ai làm chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông...

LTS: Bấy lâu nay chúng ta vẫn nghe đến Trường Sa là xa xôi cách trở, là những câu chuyện tranh chấp, là những hành động ngang ngược từ phía Trung Quốc nhưng ít ai biết rằng có một Trường Sa rất gần gụi, có một Trường Sa bình yên trong bão tố.

Trong chuyến đi thăm nhóm đảo phía Bắc Trường Sa, PV Hồng Chuyên (Báo điện tử Infonet) đã cảm nhận rất rõ điều đó. Ngoài ra, cũng để độc giả hiểu một cách toàn diện, hệ thống về Trường Sa, Infonet xin gửi đến quý độc giả loạt bài "Trường Sa không bao giờ xa".

Loạt bài viết có sự giúp đỡ tài liệu của thủy thủ đoàn, tàu HQ996, Lữ đoàn 146 (Hải quân Vùng 4).

Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị
Thủy thủ tàu HQ 996 đang giương ống nhòm nhìn biển Trường Sa, đưa đoàn công tác đến với từng đảo vào tháng 6/2013. (Ảnh: Hồng Chuyên)

Bài 1: Nhận diện Trường Sa

Những nét phác về Trường Sa

Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện tích từ 160 đến 180 nghìn km2. Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ trong giới hạn từ 60 30’ vĩ Bắc đến 120 0’ vĩ Bắc và từ 1110 30’ đến 1170 30’ kinh độ Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCH Việt Nam. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình vành khăn hay elip. Do tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng của đảo nổi và các bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng. Đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km2 tiếp theo là các đảo Trường Sa hay Nam Yết diện tích mỗi đảo từ 0,1 đến 0,2 km2.

Trên một số đảo có nước ngầm. Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở đây giống như các đảo khác ven biển khác, nằm ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một số đảo lớn như đảo Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ tương đối nhiều thuận tiện cho sinh hoạt.

Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt so với các vùng biển ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có thể chia làm mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có ngày mưa tới 198 mm, số ngày nắng là 270 ngày.

Một số hiện tượng thời tiết diễn ra cũng khác so với lục địa. Hàng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên phân phối không đều giữa các tháng. Hiện tượng dông trên vùng biển Trường Sa rất phổ biến, quanh năm tháng nào cũng có. Khí hậu khắc nghiệt nên các cây trồng ở đây sinh trưởng rất khó khăn vì đất cằn cỗi, thiếu nước ngọt, gió mạnh, hơi nước mặn.

Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị
Bình minh trên biển Trường Sa (Một thân nhân thăm cán bộ chiến sĩ  công tác trên đảo vào tháng 6/2013 - Ảnh: Hồng Chuyên)

Tầm quan trọng của Trường Sa

Nói về tầm quan trọng của Biển Đông (trong đó có Trường Sa), PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia khẳng định trên Tạp chí Nghiên cứu phát triển (số 3): “Biển Đông: Con đường huyết mạch của hàng hải thương mại quốc tế, nguồn vận chuyển dầu lửa cung cấp cho nền kinh tế hàng đầu thế giới. Biển Đông nơi nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đông Nam Á và Nam Á,  các khu vực kinh tế sôi động trên thế giới. Biển Đông có vai trò quan trọng trong cuộc tranh chấp cân bằng quyền lực giữa một nước Mỹ đang mất dần vai trò siêu cường duy nhất và một nước Trung Hoa đang trỗi dậy”.

Nhìn ở từng khía cạnh chi tiết với Trường Sa, thông tin từ Lữ đoàn 146, phần nào minh chứng giá trị quan trọng của Biển Đông nói chung và Trường Sa nói riêng.

Về giao thông, quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương… đây là tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tấp nập vào hạng thứ 2 trên thế giới sau Địa Trung Hải. Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu thuyền các loại đi qua biển Đông trong đó có 15 đến 20 % tàu trọng tải lớn trên 30 nghìn tấn.

Về quân sự, quần đảo Trường Sa là lá chắn quan trọng bảo vệ vùng biển và giải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông Nam của Tổ quốc. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài. Vì thế từ lâu, quần đảo Trường Sa được các nhà quân sự, khoa học, chính trị đánh giá cao. Nhiều nhà quân sự thế giới cho rằng ai làm chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông

Về kinh tế, trên vùng  biển quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu được khai thác chế biến tốt sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho nhân dân và là hàng hóa xuất khẩu.

Với vị trí ở giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, đánh bắt hải sản, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với quý khách trong và ngoài nước.

Trong một vài thập kỷ tới với tốc độ phát triển cao của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp 2, 3 lần hiện nay. Vùng biển Việt Nam nói chung sẽ trở thành cầu nối thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trường Sa của Việt Nam - Nhiều nước dòm ngó!

Nhận thức được vị trí cũng như vai trò chiến lược của quần đảo Trường Sa trên con đường huyết mạch hằng hải Quốc tế, các thế lực khác đã dùng mọi biện pháp nhằm chiếm đoạt vùng biển của ta. Song với những bằng chứng không thể chối cãi được lịch sử lưu lại, nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu, thực hiện chủ quyền khai thác với tư cách nhà nước từ khi quần đảo chưa thuộc về hệ thống quản lý hành chính của bất kỳ quốc gia nào. Trong các tài liệu bản đồ của người Việt Nam và nước ngoài cũng đã khẳng định điều đó.

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được gộp thành một và có tên là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa. Các bản đồ của phương Tây đều vẽ hai quần đảo này là một.

Các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam có ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thời chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn và tới đầu triều Nguyễn.

Sau khi ký Hiệp ước Giáp thân vào 6/6/1884 giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn về việc nhà Nguyễn đồng ý cho Pháp được thay mặt Nhà nước Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại, ký các văn bản ngoại giao và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Năm 1933 chính phủ Pháp đã phái lực lượng đến dựng bia chủ quyền trên 7 hòn đảo lớn của quần đảo Trường Sa.

Ngày 14/10/1950 chính phủ Pháp chính thức bàn giao việc quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại.

Ngày 22/8/1956 chính quyền Sài Gòn đã cho dựng bia đá và cắm cờ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo này.

Như vậy, từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương cho đến tháng 4/1975 chính quyền Sài Gòn và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản cũng như cho đến giai đoạn hiện nay, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tiến hành những hoạt động thực hiện chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa một cách hòa bình, thật sự và liên tục.

Trải qua 35 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ chiến sỹ Trường Sa luôn đoàn kết, gắn bó chủ động khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển quần đảo Trường Sa trong mọi tình huống, dệt nên truyền thống vinh quang chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn giữ vững chủ quyền.

Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị
Hải Quân Việt Nam luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền Trường Sa (Ảnh: Diệp Đức Minh- Thanh Niên)

Để góp phần giúp độc giả hiểu biết về Trường Sa một cách đầy đủ và hệ thống, sau bài viết này, Infonet sẽ lần lượt giới thiệu thông tin từng đảo, đá mà Việt Nam đang thực thi chủ quyền trong quần đảo Trường Sa và một số đảo mà các lực lượng quân sự nước ngoài chiếm đóng bất hợp pháp.

Hệ thống bài sẽ tập trung vào các đảo, đá Việt Nam đang thực thi chủ quyền và chia thành 2 nhóm bài, tương ứng với 2 tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa. Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông,  An Bang, Phan Vinh , Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây,  Đá Đông, Đá Lát.

Hồng Chuyên- Lại Hà (ghi)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !