Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
Tuyên Quang nổi tiếng là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng như lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào… cùng lễ hội nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn và những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc như: chèo thuyền mảng và nghe hát then, đàn tính của người Tày dưới chân núi Hồng.
Trao đổi với PV Infonet, bà Lê Thị Thu Hòa, Trưởng phòng dịch vụ các khu du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang quảng bá di sản hát Then, sáng tạo để khách du lịch đến với Tuyên Quang thăm các di tích lịch sử, được trải nghiệm ngồi bè mảng - một nét văn hóa truyền thống của người Tày. Nghe hát Then khi đi bè mảng, du khách sẽ cảm nhận rõ nét hơn văn hóa của dân tộc Tày ở địa phương”.
Được biết, hình thức này mới được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2022.
Đến với Tuyên Quang, từ tháng 1/2022, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi thuyền nghe hát then giữa hồ Nà Nưa.
Đây là một sự sáng tạo để kích cầu du lịch cho địa phương.
Đến với Tân Trào (huyện Sơn Dương) - địa chỉ đỏ trong kháng chiến chống Pháp, du khách được giới thiệu về căn lán nhỏ, đơn sơ trong rừng Nà Nưa - nơi Bác Hồ đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945.
Căn lán nhỏ nơi Bác Hồ từng ở và làm việc từ tháng 5 đến tháng 8/1945.
Lán Nà Nưa được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi, quay theo hướng Đông Tây, có 6 cột gỗ chôn xuống đất, không có vì kèo, mái lợp lá cọ.
Lán dài 4,2m, rộng 2,7m, chia làm 2 gian nhỏ (có vách ngăn giữa 2 gian): Gian ngoài rộng 1,97m, dài 2,7m là nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách; gian phía trong rộng 2,1m, dài 2,7m là nơi Bác nghỉ ngơi.
Hàng ngày có rất nhiều người đến tìm hiểu lịch sử và vãn cảnh thiên nhiên.
Lán được dựng giống với kiểu nhà sàn của các dân tộc thiểu số nơi miền núi, nằm an yên dưới những tán cây rậm rạp, vừa an toàn, bí mật lại vừa đáp ứng được yêu cầu mà Bác đã đề ra: "Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái".
Muốn chiêm ngưỡng cây đa Tân Trào, du khách hãy tới làng văn hóa Tân Lập.
Cây đa Tân Trào là “biểu tượng" của Thủ đô Kháng chiến và là niềm tự hào của người dân Tuyên Quang. Cây đa đã đi vào thơ, vào nhạc và “ăn sâu” trong tâm tưởng người Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Vì vậy, nhằm phát huy giá trị lịch sử, tỉnh Tuyên Quang không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp để chăm sóc, bảo tồn cây đa Tân Trào lịch sử vượt qua quy luật sinh tử.
Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân trong vùng quen gọi là "cây đa ông" và "cây đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Năm 1993, "cây đa ông" bị đổ do bão, chỉ còn một nhánh nhỏ, còn "cây đa bà" có dấu hiệu của sự già cỗi, lá nhỏ, vàng và một số ngọn nhỏ bị chết. Đến đầu năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng. Tuy nhiên, hiện nay đã được phục dựng lại.
Đến đây, du khách có thể tham quan ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự, chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập), xã Tân Trào (huyện Sơn Dương).
Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự là nơi Bác Hồ ở khi Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào từ ngày 21/5 đến cuối tháng 5/1945. Bác đã ở đây trước khi rời lên lán Nà Nưa.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Campuchia và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Bằng hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.
Trong tuyên bố chung ngày 11/11/2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Timor-Leste vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.