Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Hàn Quốc đang hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Theo Korea Herald, giới doanh nghiệp Hàn Quốc được kêu gọi thay đổi để thích nghi theo môi trường mới, trong bối cảnh Việt Nam đang đóng vai trò then chốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Trong 30 năm qua, Hàn Quốc và Việt Nam đã trở thành những đối tác thương mại lớn, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp của nhau, và truyền cảm hứng văn hóa giữa hai nước. Hiện tại, Việt Nam và Hàn Quốc đang hướng tới việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. (Ảnh minh họa)

Cho đến nay, vô số các tập đoàn Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, đồng thời tìm cách thích ứng với những động lực thay đổi từ tốc độ tăng trưởng và hiện đại hóa theo cấp số nhân của Việt Nam, bên cạnh những thay đổi về nhân khẩu học và hành vi.

Những thay đổi trên sẽ được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc - Việt Nam 2022 ​​diễn ra vào ngày 16/12 tại Hà Nội do Herald Corp, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng tổ chức. 

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam, diễn đàn sẽ xoay quanh mức sống, ngành công nghiệp và sức khỏe mà hai nước đã tìm cách cùng xây dựng tại Việt Nam, nền kinh tế lớn thứ tư ở khu vực Đông Nam Á.

Trong hàng chục năm qua, hai nước đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhau. Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế là khoảng 5%/năm trong 20 năm qua. Đây là mức tăng nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Kim ngạch thương mại song phương Việt - Hàn cũng thường ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số. Năm 2022 không phải là ngoại lệ vì kim ngạch thương mại giữa hai nước đang phục hồi về tốc độ tăng trưởng như mức trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Việt Nam là điểm đến xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm nay, trong khi Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn thứ bảy của Hàn Quốc, theo số liệu của KITA.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 46,61 tỉ USD trong ba quý đầu năm 2022, tăng 14,5% so với năm 2021.

Linh kiện điện tử như chất bán dẫn và màn hình phẳng đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam và chiếm gần 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng khác gồm hóa dầu, polyme và thiết bị di động.

Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh doanh Hàn Quốc đã liên tục đầu tư vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, như một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chỉ riêng trong năm nay, tập đoàn LG đã cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trị giá 1,5 tỉ USD vào Hải Phòng để mở rộng năng lực sản xuất. Tập đoàn Samsung cũng cho công bố kế hoạch đầu tư 920 triệu USD để mở rộng cơ sở ở Thái Nguyên.

Riêng hai tập đoàn LG và Samsung cộng lại đã chiếm 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam được công bố trong nửa đầu năm nay.

Trong khi đó, giá trị hàng hóa Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam cũng đã tăng 17,5% lên 20,79 tỉ USD trong ba quý đầu năm. Những mặt hàng nhập khẩu phổ biến nhất từ ​​Việt Nam vào Hàn Quốc có thiết bị di động, hàng may mặc và máy tính.

Vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu càng trở nên lớn hơn khi Việt Nam là một trong những bên ký kết các khuôn khổ thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cùng Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đang tiếp thêm sinh lực cho thị trường tiêu dùng tại Việt Nam.

Một báo cáo của McKinsey & Co vào tháng 12/2021 cho thấy quy mô hộ gia đình ở Việt Nam ngày càng thu hẹp, sự gia tăng số lượng người cao tuổi khá giả, thế hệ kỹ thuật số mới nổi, phụ nữ được trao quyền kinh tế, cùng sự gia tăng của người tiêu dùng ngoại thành đang thúc đẩy quá trình đa dạng hóa và hiện đại hóa nhanh chóng thị trường tiêu dùng.

Theo một báo cáo được KITA công bố vào năm 2020, các công ty Hàn Quốc có thể tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn chế biến sẵn nhờ quá trình đô thị hóa nhanh chóng, và số lượng phụ nữ đi làm ngày càng tăng. 

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của Việt Nam cũng đang được Hàn Quốc chú ý. Theo đó, tổng công suất phát điện của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng gấp 4 lần lên 276,6 gigawatt vào năm 2045, từ mức 69,3 gigawatt vào năm 2020, để đáp ứng mức tiêu thụ điện ngày càng tăng và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Đây chính là cơ hội để các nhà sản xuất điện và công ty xây dựng của Hàn Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam, theo một báo cáo của KITA vào năm 2021.

Minh Thu 

Hà Nội có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”

Nhiều hoạt động được TP Hà Nội triển khai nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 – 18/12/2022)

Việt Nam - Hàn Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Seoul, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận nâng cấp quan hệ song phương lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Campuchia tiến tới mục tiêu thương mại song phương đạt 10 tỉ USD

Hai Thủ tướng Việt Nam – Campuchia nhấn mạnh hai nước sẽ tiến tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỉ USD vào cuối năm nay.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam đã ký tuyên bố chung lần đầu tiên thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV vào ngày 20/11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp các lãnh đạo cấp cao Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Campuchia và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Áo

Hội thảo kỷ niệm Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ giữa Áo và Việt Nam được tổ chức tại Áo với sự tham gia của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Kiên.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Bằng hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.

Timor-Leste sắp trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN

Trong tuyên bố chung ngày 11/11/2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Timor-Leste vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Nguyễn Ái Quốc với Cách mạng Tháng Mười Nga

Nhìn lại bối cảnh nước Nga Sa hoàng đầu thế kỉ 20 để thấy, Cách Mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới cho không chỉ nước Nga mà đã biến đổi căn bản lịch sử thế giới trong thế kỉ 20.

Đang cập nhật dữ liệu !