Vai trò báo chí xung trận từ sự kiện "Điện Biên Phủ trên không"

Tọa đàm và trưng bày chuyên đề Báo chí xung trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức vào ngày 15/12. Đây là sự kiện nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2022).

Vai trò của báo chí trong Chiến thắng ''Điện Biên Phủ trên không''

Theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi, không quân Mỹ bắt đầu cuộc tập kích vào ngày 18/12/1972 thì ngay chiều hôm sau (19/12) trên đường Lê Hồng Phong (nay là Trung tâm Hội nghị quốc tế) Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng đã có cuộc họp báo tố cáo tội ác của Mỹ dùng B52 đánh vào thủ đô Hà Nội với sự trình diện của nhiều phi công Mỹ vừa bị ta bắt làm tù binh đêm 18/12. Những hình ảnh từ cuộc họp báo này được phát đi gây chấn động toàn thế giới.

Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi

Bên cạnh đó, cùng với các lực lượng khác, với vai trò là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, một loạt các báo như Nhân Dân - nơi có căn hầm vẫn xuất bản báo hàng ngày suốt 12 ngày đêm; lực lượng báo chí từ Quân đội nhân dân, Phòng không – không quân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam… đã liên tục thông tin chính xác, kịp thời, tích cực động viên, cổ vũ quân và dân ta chiến đấu và chiến thắng.

Toàn cảnh triển lãm 

Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo cũng nhấn mạnh, báo chí với hệ thống hùng hậu, rộng khắp, đã trở thành lực lượng hiệp đồng thống nhất hoạt động theo sự chỉ đạo của Đảng, đạt hiệu lực tuyên truyền mạnh mẽ, trực tiếp góp phần đắc lực xây đắp niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

Ông Nguyễn Đức Lợi tin tưởng qua các tư liệu, hiện vật, hình ảnh mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam thu thập được trưng bày tại triển lãm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đặc biệt là những chia sẻ của những nhân chứng – những nhà báo đã sống cùng sự kiện 12 ngày đêm đó đến hôm nay sau 50 năm chúng ta lại có cơ hội tiếp cận rõ hơn, thấy được chính xác hơn những giá trị lớn lao của câu chuyện kỳ tích lịch sử này, từ đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo đến những đóng góp của các nhà báo. Sự xông pha quyết liệt của những cơ quan báo chí, của các nhà báo với vũ khí thông tin sắc bén trong tay đã khiến 12 ngày đêm khói lửa 50 năm trước thực sự trở thành một bài ca chiến thắng về nghề báo, một cống hiến lớn cho sự nghiệp báo chí nước nhà…

Nhớ lại thời kỳ tác nghiệp gian khó, góp sức trên mặt trận thông tin, nhà báo, đại tá Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng Biên tập Báo Phòng không - Không quân kể, vào ngày đầu tiên Mỹ mở cuộc không kích B52 vào Hà Nội (18/12/1972), ông cùng các đồng nghiệp đã được tập huấn kỹ cách tác nghiệp cũng như nắm bắt thông tin Mỹ sẽ ném bom, chỉ chưa biết vào giờ nào. Do đó, ngay khi Mỹ dùng máy bay tấn công Gia Lâm, đại tá Nguyễn Xuân Mai cùng các đồng nghiệp đã có mặt ở địa bàn, chứng kiến Mỹ dùng máy bay F111 bắn xối xả để phá sân bay.

“Khi đạn ngừng, chúng tôi nhanh chóng phóng xe trở về tòa soạn đưa tin. Đêm đó, lại được tin máy bay B52 bị bắn rơi tại Phủ Lỗ, tôi cử 2 phóng viên dùng xe mô tô của tòa soạn lao đi đưa tin với yêu cầu phải chụp ảnh bằng được phù hiệu và xác máy bay rơi”, nhà báo Nguyễn Mai chia sẻ.

Đánh giá về vai trò của báo chí trong sự kiện lịch sử này, ông Nguyễn Đức Lợi khẳng định: “Báo chí đã góp phần to lớn trong công tác thông tin đối ngoại, tác động trực tiếp vào việc giành thắng lợi trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, góp phần buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris và rút khỏi Việt Nam”.

Trưng bày những kỷ vật của quá khứ hào hùng

Nhiều hình ảnh đăng tải trên các báo phản ánh trận Điện Biên phủ trên không được lưu lại. 

Song song với tọa đàm, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng tổ chức trưng bày theo chủ đề Báo chí xung trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Triển lãm gồm 18 vách trưng bày, kể lại câu chuyện về Bác Hồ với lực lượng Phòng không - Không quân, quân và dân Thủ đô Hà Nội cùng quân dân cả nước làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Triển lãm thu hút nhiều người tham gia 

Các tác phẩm được trưng bày đã thể hiện sự xung trận xông xáo, quả cảm của các nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại Hà Nội trong 12 ngày đêm lịch sử như phóng viên Vũ Ba (Báo Quân đội nhân dân), Trịnh Hải, Đỗ Quảng, Phạm Thanh (Báo Nhân Dân), Chu Chí Thành, Minh Lộc (Thông tấn xã Việt Nam)...

Một số hình ảnh đã cho người xem thấy được không khí tác nghiệp của đội ngũ báo chí như trận địa phòng không Báo Nhân Dân; hình ảnh các nhà báo, văn nghệ sĩ tác nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai sau trận ném bom của Mỹ; những số báo ra trong 12 ngày đêm lịch sử của các báo Quân đội nhân dân, Nhân Dân; thắng lợi của Hiệp định Paris 1973…

Ngoài ra, không gian trưng bày tại Bảo tàng Báo chí còn có tủ trưng bày gồm 50 tài liệu, hiện vật về sự kiện “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, như: Các số báo tiêu biểu của báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thống Nhất, Hà nội mới, Giải phóng, Sud Vietnam En lute, South Vietnam in Struggle, Tổ quốc… và một số hình ảnh tiêu biểu, một số kỷ vật được làm từ xác máy bay, vỏ đạn.

N. Huyền 

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !