Ứng dụng công nghệ, nâng cao giá trị thương hiệu rau quả sạch Chúc Sơn

Nhờ ứng dụng công nghệ cao, thương hiệu rau quả sạch Chúc Sơn vẫn tiếp tục phát huy giá trị ngay cả trong bối cảnh nhiều hợp tác xã nông nghiệp lao đao vì dịch bệnh Covid-19.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều hợp tác xã nông nghiệp lao đao tìm đầu ra cho sản phẩm, nhưng Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn vẫn tiêu thụ thuận lợi nhờ sản xuất theo chuỗi và xây dựng được thương hiệu rau, quả sạch Chúc Sơn”, ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (ở Chương Mỹ, Hà Nội) tự hào khẳng định.

Thành lập từ năm 2016, sau 3 năm xây dựng và phát triển, Hợp tác xã này đã đạt nhiều kết quả tích cực như: Diện tích rau đạt chứng nhận VietGAP là 15ha, trong đó, 10ha được trồng ở Chúc Sơn, 5ha ở Mộc Châu (Sơn La). Sản lượng tiêu thụ theo chuỗi đạt 600 tấn/năm, doanh thu tăng 14,6%/năm.

{keywords}
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn rất chú trọng tới kênh kinh doanh trực tuyến.

Một điểm đặc biệt ở Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn là ngay từ sớm đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu. Đây là đơn vị đầu tiên của huyện Chương Mỹ phối hợp với các nhà khoa học lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 A-G. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc có thể dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa… làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau quả.

“Chúng tôi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng các nhà màng, nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Kinh phí đầu tư không quá lớn (khoảng 1 triệu đồng/sào) nhưng đã khẳng định hiệu quả rõ rệt, giảm sức lao động cho nông dân, tránh lãng phí”, ông Thám cho biết.

Hiện trong tổng số 10ha rau canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP ở thị trấn Chúc Sơn, các nhà nông đang xây dựng mô hình trồng cà chua tự động hóa trên diện tích 1.000m2. Mỗi gốc cây cà chua được lắp đặt một vòi tưới tự động và hoạt động theo chế độ cảm biến hẹn giờ, cứ đến giờ thì vòi tưới tự hoạt động.

Để hỗ trợ khách hàng truy xuất nguồn gốc rau an toàn, Hợp tác xã đã lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh, lưu trữ dữ liệu 30 ngày gần nhất, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Hợp tác xã cũng đã triển khai ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm TP. Hà Nội. Theo đó, 100% sản phẩm của Hợp tác xã được dán tem truy xuất nguồn gốc đến từng hộ sản xuất, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

“Khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, chúng tôi cũng hết sức lo lắng, không biết sẽ sản xuất, bán hàng thế nào, mặc dù rau, quả vốn là mặt hàng thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị đã nhanh chóng liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm ổn định; tham gia bán hàng bình ổn giá với nhiều hợp tác xã khác trong thành phố tại các khu chung cư”, Giám đốc Hoàng Văn Thám nhớ lại.

Hiện Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn có gần 40 thành viên, cung cấp rau theo chuỗi cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị lớn là BigC và T-Mart, 15 cửa hàng tiện ích và 6 trường học.

Trong đại dịch Covid-19, thay vì cung cấp trực tiếp cho các trường học, bênh viện, Hợp tác xã đã chuyển nguồn hàng này sang các hệ thống siêu thị lớn và các điểm bán hàng bình ổn giá tại các khu chung cư.

Vì thế, Hợp tác xã vẫn duy trì cung ứng sản lượng rau ổn định, thậm chí có ngày còn xuất bán rau nhiều hơn ngày thường trước dịch. Trung bình mỗi ngày, Hợp tác xã cung ứng cho thị trường 2,2 – 2,5 tấn rau, trong đó, riêng hệ thống siêu thị BigC đặt hàng 1,5 tấn rau/ngày.

Mặt khác, xác định rõ rằng sản xuất phải gắn với thị trường, ngay từ khi thành lập, Hợp tác xã đã chủ động xây dựng chuỗi liên kết, ký bao tiêu sản phẩm với các cơ sở tiêu thụ để đảm bảo đầu ra ổn định. Hợp tác xã cũng đầu tư khu nhà sơ chế đóng gói theo quy trình khép kín và trang bị thêm máy móc cho các công đoạn sơ chế như máy giải nhiệt, máy ép bao bì…

“Vì có kế hoạch sản xuất bài bản nên khi rau ngoài chợ rớt giá, rẻ đến mức thấp như đổ đi, thì Hợp tác xã vẫn thu mua cho bà con theo đúng giá đã cam kết”, ông Thám chia sẻ thêm.

Ngọc Mai

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !