Trung Quốc lại mị dân, ra sách ngụy tạo cơ sở cho đường lưỡi bò

"Trên mọi mặt, Trung Quốc luôn tìm cách “giành phần hơn”, cho dù có phải cố tình lắp ghép khiên cưỡng, bịa tạc, vu khống... họ cũng không ngần ngại"- TS Trần Công Trục.

Theo thông tin từ Hoàn Cầu Thời báo, đưa tin ngày 12/8 ,Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách tập hợp những lý thuyết về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) trên Biển Đông. Cuốn sách do các chuyên gia hàng hải của Viện các vấn đề Hàng hải Trung Quốc, Học viện Luật - Đại học Thanh Hoa và Hiệp hội Luật Quốc tế, ngang nhiên soạn thảo với nội dung về "lịch sử, chức năng và cơ sở pháp lý" của đường 9 đoạn.

Trung Quốc lại mị dân, ra sách ngụy tạo cơ sở cho đường lưỡi bò - ảnh 1

Trung Quốc ra sức bảo vệ đường lưỡi bò phi lý

Cuốn sách trơ trẽn tuyên bố, đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là "đường có tính lịch sử và các quyền hàng hải" của Trung Quốc, trong đó có các "quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông, và quyền đánh bắt cá cũng như khai thác tài nguyên khoáng sản bên trong đường này".

Bất chấp luật pháp quốc tế, cuốn sách viết: "bất kỳ nỗ lực hay hành vi nào từ chối hoặc tước quyền của đường 9 đoạn là sai về mặt pháp lý và không thực tế về mặt chính trị". 

Ông Gao Zhigou, một trong những tác giả của cuốn sách này, bịa đặt rằng, năm 2014 là năm "kỷ niệm 100 năm ngày công bố đường 9 đoạn", và đây là "cơ sở pháp lý để Trung Quốc bảo vệ các quyền hàng hải của mình".

Chiều hôm qua, tại phiên họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động xuất bản sách về đường lưỡi bò là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay đổi thực tế".

Trung Quốc lại mị dân, ra sách ngụy tạo cơ sở cho đường lưỡi bò - ảnh 2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, tại cuộc họp báo phản đối hành động của Trung Quốc (ảnh Lê Trí)

Bình luận về những luận điệu mà Trung Quốc nêu ra tại quyển sách này, TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: “Trước đây Trung Quốc cũng đã từng nêu ra, đường lưỡi bò xuất hiện khi một công dân Trung Hoa dân quốc theo tàu ra giải giáp vũ khí Nhật năm 1946 rồi vẽ ra. Đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” không có cơ sở nào, không có tọa độ xác định nào. Đặc biệt là không phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982. Ngay cả những học giả Trung Quốc cũng khẳng định đây là con đường hoang tưởng, con đường do một họa sĩ phóng bút vẽ ra để thỏa mãn tham vọng ảo tưởng của cá nhân mình và bây giờ nó trở thành tham vọng ảo tưởng của giới cầm quyền Trung Quốc”.

Sau đó, “con đường ảo tưởng” này được in nhiều vào bản đồ, và đến năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có đường lưỡi bò bằng cách gửi lên Liên Hợp Quốc yêu sách này. Ngay lập tức, học giả kiêm nhà bình luận nổi tiếng của đài Phượng Hoàng (Hồng Kông) Tiết Lý Thái lên tiếng cảnh báo: “Trung Quốc đang tự đặt ra tai họa cho mình. Cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ để cho chuyện đó xảy ra”.

Và từ đó đến nay, họ vẫn cố tình tìm mọi cách để hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò vô lý này. Trước những đòi hỏi, thắc mắc của dư luận, đặc biệt là những nhà nghiên cứu về luật pháp, Trung Quốc lại một lần nữa tập hợp quan điểm của mình để chứng minh. Và cách chứng minh của họ, theo TS Trần Công Trục, có thể tóm tắt mấy lập luận bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò như sau:

Thứ nhất, họ cho rằng đây là “di sản lịch sử” để lại, có từ rất lâu, hình thành trước công ước luật biển 1982.

Thứ 2, họ cho rằng họ có chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử với 3 quần đảo mà họ gọi là “Tây Sa”, “Trung Sa” và “Nam Sa” nên họ có quyền vẽ ra đường bao quanh quần đảo này.

Thứ 3, họ cho rằng người Trung Quốc đã từng làm ăn, qua lại trên khu vực này nên họ không những có chủ quyền lịch sử với các quần đảo này mà còn có chủ quyền đối với gần hết Biển Đông.

Đấy là những lập luận mà Trung Quốc đưa ra để cho rằng con đường yêu sách đường lưỡi bò này là có “cơ sở”. Điều này là vô lý, bởi nếu như vậy người Anh có thể cho rằng mình có chủ quyền với gần như cả thế giới này với sự thực trước đây “mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh”. Hơn nữa, Trung Quốc đã tham gia Công ước Luật biển 1982, Trung Quốc có nghĩa vụ phải tuân theo quy định của Công ước.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mọi cách để “biến không thành có”. Cách làm của họ là gây ra sự "buộc phải" công nhận, họ “lừa bịp” dân chúng của họ bằng cách xuất bản rất nhiều bản đồ có hình lưỡi bò, xuất bản sách đưa ra lập luận sai trái. Bằng chứng thấy rõ, cách đây không lâu họ đã làm bản đồ khổ dọc để vẽ liên tục “đường lưỡi bò”... và bây giờ là cuốn sách này.

TS Trần Công Trục nhấn mạnh: “Việc xuất bản cuốn sách về “đường lưỡi bò” cũng không ngoài mục đích hiện thực hóa tham vọng của họ với Biển Đông, trên mặt trận tuyên truyền. Bằng cách này họ tự huyễn hoặc người dân của họ rằng Trung Quốc có chủ quyền với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Đồng thời, họ tạo ra dư luận trong khu vực và trên thế giới, với những người không nghiên cứu sâu sẽ coi đây "mặc nhiên là của Trung Quốc”.

Trong cuộc họp báo, vào đầu tháng 8, tại Bắc Ninh, trước khi diễn ra triển lãm chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP Đà Nẵng đã chia sẻ: “Nếu chúng ta không công bố những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đến nhiều người thì nhiều người vẫn bị Trung Quốc tuyên truyền đánh lạc hướng, hiểu sai bản chất vấn đề”. TS Trần Đức Anh Sơn đã kể câu chuyện về việc tiếp xúc với một người Singgapo để minh chứng cho chia sẻ này. Sau khi được biết về kho bằng chứng, tư liệu của Việt Nam thì nhiều người nước ngoài, trong đó có những học giả nước ngoài cũng đã có cái nhìn đúng đắn hơn.

Đánh giá về tính pháp lý của cuốn sách này, TS Trần Công Trục cho biết: “Đây là cách đối phó của Trung Quốc. Trước phản ứng dữ dội của dư luận thời gian gần đây, Trung Quốc tìm cách tập hợp những “luận điệu” của họ để họ chứng minh cho mọi người thấy rằng “họ đúng”. Đây là hình thức để đối phó, để thanh minh và để “chống lại” quan điểm đúng đắn của các học giả quốc tế và Việt Nam.

Đáng lưu tâm hơn nữa, hành động này còn cho thấy Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn và trên mọi “mặt trận”. Trên mặt trận truyền thông, trên thực địa, trên mặt trận ngoại giao và cả trên lập những lập luận được gọi là “khoa học”, họ luôn tìm cách “giành phần hơn”, cho dù những lập luận đó là cố tình lắp ghép khiên cưỡng, bịa tạc. Họ sẵn sàng đưa ra luận điểm phản khoa học để “đánh lừa” dư luận.

Hồng Chuyên- Ts Trần Công Trục

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !