Trao 52 giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam” năm 2022

Trong 52 giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2022 vừa được trao, có 40 giải Top 10 sản phẩm công nghệ số xuất sắc cùng 12 giải Vàng, Bạc, Đồng theo 4 hạng mục.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ tư được tổ chức là lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2022. 

Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 quốc gia do Viettel Solutions phát triển được trao giải Vàng ở hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số”.

“Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam” là giải thưởng chính thức trong lĩnh vực ICT, được Bộ TT&TT chủ trì xét và trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam và thời đại. Đây là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 01 ngày 14/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Là giải thưởng mang tầm quốc gia về sản phẩm công nghệ số, với quy mô lớn trên toàn quốc, “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam” quy tụ mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giới ICT nước nhà; quy tụ những sản phẩm, giải pháp xuất sắc đã đạt giải cao của các Hội, Hiệp hội về ICT trong nước.

Năm 2022 là năm thứ ba Bộ TT&TT phối hợp với VCCI tổ chức giải thưởng nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Sau gần 2 tháng làm việc với trách nhiệm cao, công tâm, minh bạch và thống nhất cao, Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số, các nhà khoa học, đại diện các quỹ đầu tư và các nhà báo ICT có uy tín, có nhiều kinh nghiệm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để có kết quả giải thưởng lần này.

Tại sự kiện, đã có 52 giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam” năm 2022 được trao, gồm 40 giải Top 10 sản phẩm công nghệ số xuất sắc cùng 12 giải Vàng, Bạc, Đồng theo 4 hạng mục “Sản phẩm số tiềm năng”, “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số”, “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số” “Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số”.

Theo đó, ở hạng mục “Sản phẩm số tiềm năng”, giải pháp phân tích và định lượng chất thải hữu cơ thông minh trong nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần Rynan Technologies Vietnam giành giải Vàng; Nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric của Công ty cổ phần Khoa học dữ liệu đạt giải Bạc; và hệ sinh thái chuyển đổi số nông nghiệp thông minh Nextfarm của Công ty cổ phần NextVision được trao giải Đồng.

Với hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số”, giải Vàng thuộc về nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov của Công ty cổ phần MISA; siêu ứng dụng MoMo của Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến đạt giải Bạc; và hệ thống giao thông thông minh Elcom ITS của Công ty cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom giành giải Đồng.

Ở hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số”, 3 giải Vàng, Bạc và Đồng đã lần lượt thuộc về: FPT Smart Cloud với nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud; MISA với nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS; SMARTLOG với giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải – SLX.

Trong hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số”, nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 quốc gia của Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã được trao giải Vàng. Hai giải Bạc và Đồng được trao cho giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet VieOn của Công ty cổ phần VieOn và thẻ thông minh MK Smart của Công ty cổ phần thông minh MK.

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, các giải pháp được trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam; có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Bộ TT&TT cũng kỳ vọng các doanh nghiệp công nghệ số sẽ tiếp tục sáng tạo nhiều hơn nữa những công nghệ, sản phẩm số mới có tác động tích cực với kinh tế, xã hội và mở rộng khả năng đi ra thế giới.

40 sản phẩm công nghệ số Việt Nam xuất sắc năm 2022

- Top 10 hạng mục sản phẩm số tiềm năng gồm: bộ sản phẩm an toàn điện thông minh Vconnex; dịch vụ tổng đài ảo thông thông minh (Omicall); giải pháp Omni-channel Marketing Automation GAPONE; giải pháp phân tích và định lượng chất thải hữu cơ thông minh trong nuôi trồng thủy sản; hệ sinh thái chuyển đổi số nông nghiệp thông minh Nextfarm; hệ thống giám sát tổng hợp tầm nhìn – Foresight Synthetic Monitoring System; ICANKid - Ứng dụng “Chơi mà học” cho bé từ 2 – 6 tuổi; máy bán hàng tự động thông minh SVM; Metric - Nền tảng số liệu thương mại điện tử; trạm sạc nhanh cho ô tô điện EVN EV CHARGER.

- Top 10 hạng mục sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số là các giải pháp: GapoWork – Nền tảng hợp nhất cho giao tiếp và cộng tác trong tổ chức; hệ sinh thái thiết bị đầu cuối viễn thông thế hệ mới – dòng thiết bị modem quang GPON/XGSPON ONT iGate và hệ thống quản lý Cloud Based – ONE Telco; nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S); nền tảng giáo dục MISA EMIS; nền tảng phi lợi nhuận chống lừa đảo trực tuyến cho người Việt Nam; nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 quốc gia; nền tảng việc làm chất lượng cao TopCV; thẻ thông minh MK SMART; VietOn – giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet; Viettel Money – hệ sinh thái thương mại, tài chính số.

- Top 10 hạng mục sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số gồm có: Chữ ký số từ xa FPT eSign; công tơ điện tử CPC EMEC; Fast Business Online – Giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP) trên nền tảng web; giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải SLX; nền tảng công nghệ tuyển dụng cho doanh nghiệp “TopCV for Business”; nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud; nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS; nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud; nền tảng VNPT oneSME; siêu ứng dụng MoMo.

-Top 10 Hạng mục sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số của giải thưởng cho các sản phẩm: Giải pháp Green Data; hệ thống giao thông thông minh Elcom ITS; nền tảng công nghệ IoT – VNPT IoT Platform; nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov; nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot; phần mềm quản lý an sinh xã hội VNPT ASXH; phần mềm quản lý camera tập trung ViewPro; siêu ứng dụng MoMo; Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC; Trusted Archive – giải pháp lưu trữ, quản trị tài liệu điện tử tin cậy.

Minh Tú

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !