Sản phẩm Make in Vietnam của người Bưu điện: Chuyện nhiều người chưa biết

Cách đây hơn nửa thế kỷ về trước, nhiều sản phẩm Make in Vietnam đã được Nhà máy Thiết bị bưu điện nghiên cứu và sản xuất để phục vụ kháng chiến cũng như đời sống dân sinh.

Nhắc tới các sản phẩm Make in Vietnam, mọi người đều nghĩ rằng đây là câu chuyện mới của ngành Thông tin và Truyền thông. Thế nhưng, thật bất ngờ khi chúng tôi được ông Vũ Văn Tỵ - cán bộ lão thành ngành Bưu điện kể cho nghe, hàng chục năm về trước, Nhà máy Thiết bị bưu điện (nay là Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện) đã từng nghiên cứu và sản xuất nhiều sản phẩm có tính chất Make in Vietnam rồi.

Theo lời kể của ông Tỵ, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bộ đội làm công tác thông tin ở chiến trường rất cần có những chiếc điện thoại đi đường. Nhà máy Thiết bị bưu điện đã chế tạo ra máy điện thoại và tổng đài Q10F để bộ đội khoác trên người, phục vụ chiến đấu rất kịp thời (một số sản phẩm vi điện tử chưa tự làm được thì tìm mua về để nghiên cứu lắp ráp).

Khi chiến tranh xảy ra ở miền Bắc, đế quốc Mỹ thả bom từ trường xuống các cảng để ngăn cản ta tiếp nhận sự giúp đỡ từ tàu biển của bạn bè quốc tế. Ở bờ sông Bến Hải, Mỹ xây dựng hàng rào điện tử McNamara nhằm phát hiện các đoàn xe của bộ đội ta đi qua, báo tín hiệu cho máy bay oanh tạc.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng 2 lần về thăm Nhà máy Thiết bị bưu điện. (Ảnh do ông Vũ Văn Tỵ cung cấp).

Trong bối cảnh ấy, một nhóm kỹ sư của Nhà máy Thiết bị bưu điện đã triển khai đề tài khai thác quặng Sĩ Bình (Bắc Thái) về chế tạo thành công nam châm ferrite dùng để chống bom từ trường và thủy lôi (trước đó, Nhà máy đã nghiên cứu, tìm ra công nghệ làm nam châm hợp kim dựa trên nguyên liệu nhập từ Liên Xô về). “Điều đặc biệt là trong quá trình làm sạch và nâng cao chất lượng của quặng, Nhà máy đã tự nghiên cứu, chế tạo ra nhiều loại máy móc, thiết bị như máy nghiền, máy ép, máy đúc, máy sấy và nhiều loại thiết bị khác”, ông Tỵ lưu ý.

Không chỉ phục vụ cho hoạt động của ngành Bưu điện, nam châm do Nhà máy Thiết bị bưu điện sản xuất còn được ứng dụng vào khá nhiều lĩnh vực như làm giáo cụ trực quan phục vụ học tập, làm đồ chơi, làm máy tăng âm, loa… để phục vụ đời sống dân sinh. Đáng chú ý, có những sản phẩm được Nhà máy làm “từ A đến Z” như tổng đài. “Tất cả các bộ phận của tổng đài từ thạch 100 số, từ vỏ gỗ, thính cơ, thoại cơ, giắc, ổ cắm… đều là sản phẩm được tạo ra bởi tâm huyết và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của cán bộ, kỹ sư Nhà máy Thiết bị bưu điện”, ông Tỵ nhấn mạnh.

Có thể thấy, tự nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm theo kiểu “từ A đến Z” là việc đặng chẳng đừng trong bối cảnh đầy khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, cách làm này đòi hỏi tiêu tốn quá nhiều công sức, nhân lực, và khó phát triển được những sản phẩm chất lượng cao. Năm 1976, một lần về thăm Nhà máy, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng lưu ý: “Quy mô của nhà máy khá lớn. Nhưng nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm quá, nhiều chi tiết quá, không chuyên môn hóa được. Như vậy khó phát triển”.

Trong giai đoạn chiến tranh, để vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa phát triển, Nhà máy Thiết bị bưu điện đã chia thành 4 nhà máy nhỏ. Đến khi hòa bình lập lại, có bộ phận đủ điều kiện đã tách ra để hoạt động chuyên môn hóa theo sản phẩm như Nhà máy sản xuất dây cáp thông tin. Mặt khác, Nhà máy Thiết bị bưu điện cũng đã cử cán bộ đi nước ngoài học tập để có thể nghiên cứu, phát triển ra nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn phục vụ quốc kế dân sinh.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhà máy Thiết bị bưu điện đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vũ Văn Tỵ, một cán bộ lão thành của ngành Bưu điện. Ảnh: Ngọc Mai

Ông Vũ Văn Tỵ từng là công nhân kỹ thuật của Nhà máy Thiết bị bưu điện, có nhiều sáng tạo, nhiều năm là Chiến sĩ thi đua. Sau đó, ông được cử đi học tại Đại học Kinh tế kế hoạch, khi trở về được giao làm Trưởng Phòng Kế hoạch rồi Phó Giám đốc. Cuối năm 1988, ông được điều động thực hiện nhiệm vụ mới là Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Bưu điện.

Ngọc Mai

Hà Nội có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”

Nhiều hoạt động được TP Hà Nội triển khai nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 – 18/12/2022)

Việt Nam - Hàn Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Seoul, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận nâng cấp quan hệ song phương lên 'Đối tác Chiến lược Toàn diện'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Hàn Quốc đang hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam – Campuchia tiến tới mục tiêu thương mại song phương đạt 10 tỉ USD

Hai Thủ tướng Việt Nam – Campuchia nhấn mạnh hai nước sẽ tiến tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỉ USD vào cuối năm nay.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam đã ký tuyên bố chung lần đầu tiên thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV vào ngày 20/11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp các lãnh đạo cấp cao Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao Campuchia và thảo luận về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Áo

Hội thảo kỷ niệm Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ giữa Áo và Việt Nam được tổ chức tại Áo với sự tham gia của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Kiên.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Bằng hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước.

Timor-Leste sắp trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN

Trong tuyên bố chung ngày 11/11/2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Timor-Leste vào ASEAN, trở thành thành viên thứ 11 của khối.

Đang cập nhật dữ liệu !