Thêm vụ nữ sinh bị đánh hội đồng, chuyên gia chỉ cách trị tận gốc bạo lực học đường

Mới đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn đánh hội đồng trên đoạn đường thuộc khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung clip chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy, một nữ sinh bị một nhóm nữ sinh khác đánh liên tiếp vào người. Nữ sinh bị tấn công tới tấp, đạp lên người và ngã vào bụi rậm. Chỉ đến khi có người lớn vào can ngăn thì nữ sinh này mới đứng dậy được. Nhóm nữ sinh còn lao vào đánh và đòi lột quần áo nạn nhân, nhưng được can ngăn nên sự việc không đi quá xa. Điều đáng buồn hơn nữa là một số bạn khác còn đứng ngoài hò reo, quay lại clip.

Clip sau đó được phát tán trên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc về hành vi côn đồ của một bộ phận học sinh trong đó có các nữ sinh.

{keywords}
Hình ảnh nhóm học sinh đánh hội đồng với một nữ sinh (ảnh cắt clip)

Ngay khi nhận được thông tin vụ việc, các đơn vị chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương vào cuộc xác minh clip trên.

Ông Lê Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thanh Phong (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, vụ việc xảy ra vào Chủ nhật (ngày 3/4).

"Sau khi nắm bắt được sự việc, chính quyền xã đã mời gia đình và các cháu lên làm việc, ký cam kết không tái phạm", ông Tuấn cho biết thêm.

Cũng theo ông Tuấn, nhóm học sinh gồm 4 bạn nữ. Trong đó, có 2 em học ở Trường THCS Thanh Phong gồm: L.T.M. (SN 2008), V.T.E. (SN 2006) và 2 em học sinh Trường THCS xã Thanh Lâm. Qua quá trình làm việc, các nữ sinh khai nhận do mâu thuẫn cá nhân nên đã nhắn tin rồi hẹn nhau để "giải quyết".  

"Rất may sự việc không gây thương tích, chúng tôi cũng đã làm việc với gia đình để khuyên bảo, dạy dỗ các cháu", ông Tuấn nói.

Cách nào trị tận gốc bạo lực học đường?

Thực tế, hiện tượng  bạo lực học đường là câu chuyện không mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn, ngày càng gia tăng về tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng.

Điều đáng nói, hầu hết những vụ việc học sinh đánh nhau đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng xã hội hay xuất phát từ sự kích động của bạn bè.

Theo thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), để phòng và trị tận gốc bạo lực học đường thì giáo dục phải hướng đến kỹ năng sống như: ứng phó bạo lực học đường, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp học đường.

Cùng với đó là tăng cường hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường vì việc này sẽ giúp các em bước đầu giải quyết những mâu thuẫn, phòng tránh nảy sinh các xung đột. Tuy nhiên, phòng chống bạo lực học đường thì trách nhiệm không chỉ của nhà trường, mà còn là của gia đình và toàn xã hội. Đối với nhà trường, cần sự chủ động, tích cực từ lãnh đạo, đến giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.

Ngoài ra, quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học cũng phải dựa trên những đặc trưng về vùng miền để giúp học sinh vừa giữ được bản sắc của mình, vừa đạt được những chuẩn mực chung.

Nhấn mạnh đến việc tích cực đổi mới phương pháp, hình thức trong giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, thạc sĩ Lê Thị Loan cho rằng cần chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có các môn học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử... theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Cùng với đó là đa dạng hóa hình thức giáo dục văn hóa ứng xử thông qua các hoạt động tập thể, câu lạc bộ, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại. Ngoài ra là tổ chức các hoạt động, phong trào văn hóa ứng xử như thi tìm hiểu bản sắc văn hóa nhân dịp Tết dân tộc hàng năm, các cuộc thi nói lời hay làm việc tốt, mỗi ngày một hành động đẹp.

Tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, giải trí lành mạnh và thể hiện ứng xử văn hóa trong môi trường Internet, mạng xã hội.

Bên cạnh đó, các địa phương, nhà trường đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng trong các trường học, giúp cán bộ, giáo viên và học sinh định hướng một cách rõ ràng mục tiêu học tập và lý tưởng nghề nghiệp, hình thành ở cán bộ, giáo viên và học sinh những ấn tượng sâu sắc, giá trị tình cảm tốt đẹp đối với nhà trường.

Hoàng Thanh

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.

Đang cập nhật dữ liệu !