Tăng cường năng lực truyền thông phòng, chống mua bán người

Trong hai ngày tập huấn, các học viên đã cùng thảo luận, tìm hiểu, nâng cao năng lực về tuyến trọng điểm mua bán người, yếu tố đẩy nạn nhân, lôi kéo đối tượng mua bán người.

Trong hai ngày 8-9/12, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh miền Bắc cùng cán bộ văn phòng OSSO Hà Nội (văn phòng Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương) đã tham dự khoá tập huấn về “Tăng cường năng lực truyền thông thay đổi hành vi về di cư an toàn và phòng, chống mua bán người".

Khoá tập huấn dưới sự hỗ trợ của tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và chính phủ Vương quốc Anh. 

Trong hai ngày, các học viên đã cùng thảo luận, tìm hiểu, nâng cao năng lực về tuyến trọng điểm mua bán người, yếu tố đẩy nạn nhân và lôi kéo đối tượng mua bán người; Luật Phòng, chống mua bán người; phương pháp đào tạo trải nghiệm; truyền thông thay đổi hành vi...

Buổi tập huấn thu hút nhều đại biểu tham gia 

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hoạt động mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng hơn. 

Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook), cấu kết với đối tượng là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài hình thành các đường dây khép kín nhằm dụ dỗ, lừa gạt, mua bán nạn nhân trong nước để đưa ra nước ngoài… 

Đáng chú ý, các đối tượng thông qua mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt, tuyển mộ lao động Việt Nam sang Campuchia làm việc với hứa hẹn mức lương cao, công việc nhàn hạ, sau đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên trái phép và bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke trá hình do nước ngoài điều hành. 

Không những thế, các đối tượng còn tìm kiếm, tiếp cận làm quen với những bệnh nhân suy thận có nhu cầu ghép thận, từ đó môi giới mua, bán thận và hưởng lợi bất chính. 

Một thủ đoạn tinh vi khác được các đối tượng áp dụng đó là lập hội, nhóm kín “Cho và nhận con nuôi” trên mạng xã hội, tìm kiếm những phụ nữ có thai nhưng không có nhu cầu nuôi con hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để xin con nuôi, sau đó đem bán lấy tiền hưởng lợi…

Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư và gia đình họ (Văn phòng OSSO) được thành lập trong khuôn khổ của dự án "Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ".

Theo báo cáo trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ, 75 đối tượng phạm tội mua bán người; trong đó, kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố 17 vụ, đang điều tra 15 vụ.  Số nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ là 66 nạn nhân, gồm: 26 nam, 40 nữ; dưới 16 tuổi là 6 nạn nhân, trên 16 tuổi là 60 nạn nhân. 

N. Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !