Quảng Ngãi: Ngư dân thả "chà" để dụ cá

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt.

  Theo Báo Quảng Ngãi, cách đánh bắt cá bằng cách thả những cây "chà" dưới biển không chỉ hiệu quả mà nó mang lại, mà đó còn là một công việc vừa mang tính "khoa học" độc đáo, vừa mang tính truyền thống, dân dã… 

Sống bằng nghề đi biển đã gần 40 năm nay, lão ngư Nguyễn Hai (60 tuổi) ở thôn Minh Tân Bắc, xã Đức Minh (Mộ Đức) cho biết, thực ra nghề thả "chà" để dụ cá đã có từ bao đời nay của những cư dân vùng bãi ngang ven biển. Đó là các dùng cây, lá… kết thành mảng thả xuống biển, tạo thành một "vùng rạn nhân tạo" làm nơi cho cá đến trú ngụ. Sau đó, hàng ngày ngư dân chỉ cần dùng lưới hay câu để đánh bắt cá quanh khu vực cây "chà".

Thoạt nghe, việc thả "chà" có có vẻ đơn giản, song để làm được những cây "chà" đứng vững giữa biển chẳng dễ dàng tý nào. Cách làm này không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn phải có sức khỏe và sự hợp sức của nhiều người.

Để làm được một cây "chà", theo lão ngư Hai, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ khâu thiết kế cột chà, đánh lá, làm đá, thả chà, neo chà... và mỗi công đoạn đòi hỏi mỗi kỹ thuật khác nhau. Đặc biệt, làm và thả xong một cây chà xuống biển là cả một quá trình lao động cực kỳ vất vả và nặng nhọc. Bởi, tính ra mỗi cây chà từ cây, lá, đá...cũng vài trăm ký. 

Quảng Ngãi: Ngư dân thả
 

Những cây "chà" được thả ở gần bờ nên thuận tiện cho ngư dân ra vào đánh bắt trong buổi.

"Thường thì ngư dân dùng cây chà là hoặc lá dừa bện thành bó, thành mảng quấn quanh những thân cây tre dài và suông để làm thành những cây "chà". Những cây "chà" thả xuống biển sẽ được cố định bằng những tảng đá lớn ở bốn góc "chà" như những cái neo để giữ cho cây "chà" vững chãi ít bị di chuyển trước những dòng hải lưu cực mạnh của biển, nhất là vào mùa biển động"- lão ngư Hai cho hay.  

Qua tìm hiểu của chúng tôi, những cây "chà" được ngư dân thả chỉ cách bờ vài ba hải lý. Một cây "chà" được cho là đúng kỹ thuật đòi hỏi phải rộng, kín, thẳng đứng vuông góc với mặt nước biển và chỉ còn nhô lên trên mặt biển chừng vài mét để làm tín hiệu cho tàu thuyền tránh né...Những cây "chà" khi hội đủ những yếu tố kỹ thuật thì chỉ cần khoảng một thời gian ngắn cá sẽ đến trú dưới bóng lá và có thể tổ chức khai thác, đánh bắt được.

Tùy theo mỗi nơi mà ngư dân thả "chà" trong những thời điểm khác nhau, thế nhưng thông thường với những ngư dân vùng bãi ngang ven biển Mộ Đức mùa thả "chà" bắt từ tháng 5, tháng 6 trở đi  để "đón" cá  và tổ chức khai thác, đánh bắt cho đến tháng Giêng, tháng 2 âm lịch. Nét đặc trưng và độc đáo của nghề này là ngư dân có thể di chuyển những "nhà" dụ cá của mình lên, xuống, vô, ra… tùy thích để có thể "đón lỏng" những đàn cá.

Ngư dân Nguyễn Văn Hữu ở xã Đức Chánh chia sẻ, bình quân mỗi ghe từ 3 - 4 người có thả từ 2 - 3 cây "chà" trở lên. Vào mùa biển động, cá thường vào gần bờ, chính vì vậy, những cây chà là nơi lý tưởng để nhiều loại cá như: cá nục, cá trích, cá chỉ vàng, cá bạc má... trú ngụ. Bởi vậy, từ xưa ông bà có câu “rung chà cá nhảy", những cây chà cá "đứng" nhiều, thì mỗi ngày ngư dân đánh bắt thu từ 200.000 - 300.000 đồng, thậm chí cả tiền triệu là chuyện bình thường. 

Quảng Ngãi: Ngư dân thả
 

Ngư dân có thể dùng lưới hoặc dùng câu để đánh bắt cá trú ẩn quanh "chà" 

Quảng Ngãi: Ngư dân thả
 

Nhiều loại cá trú ẩn quanh "chà" được ngư dân đánh bắt.

Hiệu quả kinh tế mang lại từ cách đánh bắt này mang lại khá cao, thế nhưng trong những năm gần đây cách đánh bắt truyền thống này của bà con ngư dân bãi ngang đang bị "đe dọa" bởi lực lượng tàu giã cào hành nghề gần bờ. Với cách đánh bắt của tàu giã cào không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm lượng cá "đứng" chà cũng giảm dần mà còn gây thiệt hại cho bà con ngư dân khi bị cào luôn mất cả chà. 

"Mỗi cây "chà" chúng tôi làm ra rất mất công sức và tiền bạc, thế nhưng chẳng may gặp tàu giã cào đi qua là mất sạch. Khi chà bị cào phá,  dẫu chúng tôi làm lại, cũng khó có thể dẫn dụ cá quay lại ở, và nếu có cũng mất thời gian khá lâu”- anh Hữu bức xúc. Chính vì vậy, nên trong thời gian gần đây, lượng ngư dân chọn cách đánh bắt bằng thả chà cũng giảm dần.

Có thể nói, với điều kiện ghe thuyền nhỏ, nguồn tài nguyên ven bờ ngày càng ít dần... cách đánh bắt truyền thống này của ngư dân vùng bãi ngang ven biển không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân mà còn góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ. Song, để ngư dân yên tâm đánh bắt phát triển kinh tế thì cũng cần có những biện pháp ngăn chặn đối với tàu giã cào đánh bắt không đúng khu vực quy định, làm ảnh hưởng đến cách đánh bắt truyền thống của những ngư dân vùng bãi ngang.

Bảo Ngọc

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !