Nga – Trung lo lắng khi Mỹ trở lại Thái Bình Dương và ‘lợi hại hơn xưa’
Sau thời gian “tĩnh dưỡng’ vì Covid-19, hàng loạt lực lượng khủng của Mỹ đã trở lại châu Á – Thái Bình Dương để nâng cao khả năng răn đe đối với hành động của Nga và Trung Quốc thời gian qua.
Mỹ, NATO và Nga đang tái hiện phiên bản Chiến tranh Lạnh ở Bắc Cực?
Hải quân Mỹ, NATO và Nga gần đây đã cạnh tranh khốc liệt trong việc tiến hành diễn tập đối kháng theo kiểu Chiến tranh Lạnh ở Bắc Cực.
Gần đây, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Hải quân Mỹ đã điều động tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương để thực hiện các nhiệm vụ răn đe chiến lược. CVN-68 là tàu đầu tiên của tàu sân bay lớp Nimitz, đây cũng là tàu sân bay có quá trình hiện đại hóa cao nhất. Nimitz cũng được trang bị một phi đội chiến đấu cơ F-35, hiện được coi là tàu sân bay mạnh nhất trong của Mỹ, vượt xa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) với máy bay chiến đấu F-18.
Tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68). Nguồn: Sohu. |
Theo tiết lộ, hiện Mỹ duy trì 3 tàu sân bay Lincoln, Nimitz và Reagan ở Thái Bình Dương nhằm vào "đối thủ số một" Nga và răn đe các hành động ngày càng hung hang của Trung Quốc trong khu vực. Trong đó tàu Nimitz sẽ đồn trú tại Nhật Bản, để sẵn sàng đối phó với các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Moscow ở khu vực biển Nam Kuril (Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho rằng, trong bối cảnh đại dịch, quân đội Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì năng lực sẵn sàng khi các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran vẫn bị xem là mối đe dọa của nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Nga tăng cường hoạt động ở vùng biển Kuril sau khi Mỹ rút hầu hết lực lượng khỏi Nhật Bản vì Covid-19. Nguồn: Sohu. |
Đáp lại, phản ứng của hải quân Nga cũng rất quyết liệt, tàu chiến 10.000 tấn của Nga đã được chuẩn bị sẵn sàng ngăn chặn Mỹ xâm nhập vào khu vực này. Thời gian gần đây, Nga liên tục tổ chức diễn tập với tên lửa chống hạm, nhằm nâng cao khả năng đối phó với các tàu mặt nước hiện đại.
Đầu năm 2020, tàu sân bay USS Roosevelt được triển khai ở Tây Thái Bình Dương đã phải tạm dừng hoạt động do đại dịch Covid-19. Đồng thời, Mỹ cũng đã rút hầu hết các máy bay ném bom chiến lược của mình tại Sân bay Không quân Anderson ở đảo Guam. Nhân cơ hội này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga bắt đầu đẩy mạnh sự hiện diện ở Thái Bình Dương.
Tàu sân bay USS Roosevelt có kế hoạch trở lại Thái Bình Dương vào cuối tháng 5/2020. Nguồn: Sohu. |
Dưới sự lãnh đạo của tàu tuần dương 10.000 tấn Varyag, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã tổ chức một số cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương với sự tham gia của nhiều lực lượng, một trong các cuộc tập trận của Nga đã buộc tàu ngầm của Hải quân Mỹ phải nổi lên mặt nước. Điều này làm Mỹ vô cùng tức giận, nhưng không có biện pháp ngăn chặn. Khi Hải quân Mỹ dần phục hồi sức mạnh chiến đấu, việc tăng cường lực lượng đến Thái Bình Dương để ngăn chặn Nga là điều đương nhiên.
Varyag là tàu tuần dương hàng đầu trong Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, được trang bị 16 tên lửa chống hạm siêu thanh, có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Con tàu này được coi là đại diện cho sức mạnh chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Nga hiện nay, ngoài ra Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng sở hữu một số tàu chiến khác tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, với việc Mỹ điều động tàu CVN-68 đến khu vực này, thực sự sức mạnh giữa hai bên đã không còn cùng một đẳng cấp.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Nga. Nguồn: Sohu. |
Còn đối với Trung Quốc, trong những tuần qua, các tàu chiến Hải quân Mỹ và máy bay ném bom B-1 đã được triển khai để gửi một thông điệp rằng quân đội Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện, tái khẳng định cam kết với các đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc còn đặt mục tiêu đưa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bị Covid-19 tấn công trở lại hoạt động vào cuối tháng này.
Mới đây nhất, Hải quân Mỹ hôm 14/5 thông báo, tàu USS McCampbell đã đi qua vùng biển hẹp ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc vào ngày 13/5 mà không gặp bất cứ sự cản trở nào. Theo Reuters, đây là hành động khẳng định “quyền tự do hàng hải” của Mỹ trên khắp các vùng biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trước các hoạt động “hung hăng” của Trung Quốc ở khu vực này, nhất là Biển Đông thời gian qua.
Tàu USS McCampbell vừa đi qua eo biển Đài Loan. Nguồn: Sohu. |
Trước đó, ngày 7/5 có tất cả 6 chiếc máy bay ném bom B-2 Spirit và B-52 Stratofortress nhận được lệnh bay từ các căn cứ không quân của Mỹ đến các khu vực nằm trong quyền kiểm soát của Bộ Chỉ huy Châu Âu và Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương của Mỹ.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Chỉ huy Chiến lược của Mỹ (STRATCOM), hai chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 từ Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, hai chiếc máy bay B-52H Stratofortresses từ Căn cứ Không quân Minot ở Bắc Dakota và hai chiếc máy bay B-52H từ Căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana đã cùng nhau thực hiện một cuộc diễn tập sải cảnh khắp toàn cầu.
Trước đó, hai chiếc máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer của Mỹ đã tiến hành tập trận ở Biển Đông. Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF) miêu tả nhiệm vụ này là "hoạt động răn đe chiến lược… nhằm tăng cường trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế ở khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương".
Đức Trí (lược dịch)