Tomahawk chỉ là tạm thời, ‘tuyệt chiêu’ chân chính của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc nhận ‘quả đắng’

Việc trang bị Tomahawk cho Thủy quân lục chiến chỉ là một biện pháp tạm thời, để chống lại "lợi thế tên lửa của Trung Quốc", Mỹ vẫn còn giấu một “tuyệt chiêu” khác.

Reuters gần đây tiết lộ rằng, sau khi thoát khỏi những hạn chế của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị tên lửa hành trình Tomahawk cho lực lượng Thủy quân lục chiến triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để "chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo với ưu thế có tính áp đảo của Trung Quốc". Tuy nhiên, The Japan Times cho biết, việc trang bị Tomahawk chỉ là một biện pháp tạm thời, để chống lại "lợi thế tên lửa của Trung Quốc", Mỹ vẫn còn giấu một “tuyệt chiêu” khác.

{keywords}
Tomahawk phiên bản phóng trên bộ. Nguồn: huanqiu.

Người Mỹ đã trở lại mạnh mẽ

Theo báo cáo, Lầu Năm Góc dự định sẽ sử dụng dự toán ngân sách năm 2021 đã được trình Quốc hội Mỹ tháng 3/2020 để trang bị tên lửa hành trình Tomahawk cho Thủy quân lục chiến ở châu Á – Thái Bình Dương. Lực lượng này cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Hải quân Mỹ để tấn công các tàu chiến của kẻ thù, đây là một sự thay đổi triệt để về mặt chiến thuật. Các nhóm nhỏ Thủy quân lục chiến được trang bị tên lửa chống hạm sẽ trở thành “sát thủ” của tàu mặt nước.

Tướng David Hilberry Berger, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, sau khi được trang bị tên lửa có khả năng tấn công chính xác, các nhóm nhỏ Thủy quân lục chiến có thể hỗ trợ Hải quân Mỹ kiểm soát đại dương, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương. Ông nói: "Tên lửa Tomahawk là một trong những công cụ chúng ta có thể sử dụng để đạt được mục tiêu này".

{keywords}
Uy lực tên lửa Trung Quốc khiến Mỹ e ngại. Nguồn: Huanqiu.

"Người Mỹ đã trở lại mạnh mẽ, và đến năm 2024 hoặc 2025, PLA sẽ đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng và sự phát triển quân sự của họ sẽ bị lỗi thời", Babbage, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược của Washington nói. Theo Babbage, trước đây do bị hạn chế bởi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, nên Mỹ đã không thể phát triển tên lửa hành trình tầm trung và tầm xa trên đất liền.

Thêm vào đó, Mỹ cũng bị sa lầy gần 20 năm vào các cuộc chiến chống khủng bố, và Lầu Năm Góc đã dành phần lớn ngân sách cho hoạt động này. Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội để xây dựng một kho vũ khí tên lửa khổng lồ, hầu hết các tên lửa của Trung Quốc có thể sánh ngang hoặc thậm chí vượt xa các thiết bị tương tự của Mỹ. Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi sau khi chính quyền Trump rút khỏi Hiệp ước. Mặc dù một số lượng nhỏ tên lửa hành trình sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh, nhưng sự thay đổi này sẽ gửi tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị cạnh tranh với kho vũ khí khổng lồ của Trung Quốc.

{keywords}
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là “rào cản” của Mỹ trong việc đối phó tên lửa Trung Quốc. Nguồn: Huanqiu.

Tomahawk chỉ là kế tạm thời

Thủy quân lục chiến Mỹ đã yêu cầu 125 triệu USD để mua 48 tên lửa Tomahawk với tầm bắn 1.600 km bắt đầu từ năm 2021. Tuy nhiên, Trung tướng Smith thuộc Thủy quân lục chiến cho rằng, tên lửa hành trình có thể không phải là vũ khí phù hợp nhất với Thủy quân lục chiến do vũ khí này quá nặng. Tuy nhiên, kinh nghiệm thu được từ việc triển khai Tomahawk có thể được sử dụng để trang bị cho các tên lửa khác.

Theo quan điểm của Smith, việc trang bị tên lửa hành trình Tomahawk chỉ là một biện pháp tạm thời. Hiện, Thủy quân lục chiến đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa chống hạm tầm ngắn mới từ bệ phóng mặt đất. Tên lửa chống hạm nhỏ này do Na Uy phát triển có tầm bắn khoảng 200 km và có thể được gắn trên xe tải để linh hoạt điều động và triển khai. Nó có thể tấn công các mục tiêu tốc độ cao trên biển hoặc các mục tiêu mặt đất dọc bờ biển.

Đánh giá của Thủy quân lục chiến cho thấy, các tên lửa Tomahawk chủ yếu tập trung vào các cuộc tấn công vào các mục tiêu cố định trên đất liền và Thủy quân lục chiến hy vọng sẽ triển khai một hệ thống có thể tấn công các mục tiêu di động tầm xa trên đất liền hoặc trên biển. Smith tiết lộ rằng, nếu cuộc thử nghiệm thứ hai thành công vào tháng 6/2020, Thủy quân lục chiến sẽ đặt mua 36 tên lửa "sát thủ tàu mặt nước" như vậy vào năm 2022.

{keywords}
Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ sở hữu loại tên lửa “sát thủ” khác. Nguồn: Huanqiu.

Các quân chủng đều đang chế tạo các loại tên lửa mới

Phản ứng của Lầu Năm Góc đối với "lợi thế tên lửa của Trung Quốc" rõ ràng không giới hạn ở Thủy quân lục chiến. The Japan Times cho biết, Lục quân cũng đang thử nghiệm một tên lửa đất đối không tầm xa mới, với tầm bắn hơn 500 km, có thể nhằm vào các tàu chiến trên biển. Các lực lượng mặt đất Mỹ hy vọng sẽ sử dụng các tên lửa này để xây dựng “chuỗi đảo thứ nhất” thành một "tàu sân bay không thể bị phá hủy" để có thể phối hợp hành động với Không quân và Hải quân Mỹ.

Dù vậy, khả năng tấn công tầm xa mạnh mẽ hơn của Hải quân và Không quân Mỹ vẫn mang đến hy vọng lớn hơn cho Lầu năm góc. Các chiến lược gia người Mỹ tin rằng, máy bay ném bom tầm xa có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn cho PLA so với Thủy quân lục chiến. Máy bay ném bom tàng hình B-21 đang là niềm hy vọng hàng đầu của Lầu năm góc, máy bay này sẽ phục vụ vào giữa thế kỷ 21 và có thể được trang bị tên lửa tầm xa để thực hiện nhiệm vụ thâm nhập.

{keywords}
Tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM của Mỹ. Nguồn: Huanqiu.

Tuy nhiên, xem xét các "mối đe dọa thực sự", Lầu năm góc cũng đang gia tăng hỏa lực của các máy bay chiến đấu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Được biết, máy bay Super Hornet của Hải quân và máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ đang được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM do Lockheed Martin phát triển.

Tên lửa tàng hình này có thể mang đầu đạn nặng 450 kg, có thể ngắm bắn “bán chủ động” và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 800 km. Loại tên lửa mới này được triển khai để đáp ứng "yêu cầu hoạt động khẩn cấp" của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, Hải quân và Không quân Mỹ sẽ triển khai hơn 400 tên lửa như vậy vào năm 2025.

Đối với Hải quân Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Super Hornet cất cánh từ một tàu sân bay và mang tên lửa chống hạm tầm xa không chỉ có thể tăng cường hỏa lực mà còn giúp các tàu chiến Mỹ tránh xa tầm tấn công của tên lửa Trung Quốc. Robert Hardick, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện hàng không vũ trụ Mitchell, cho biết: "Mỹ và các đồng minh tăng cường khả năng của các tên lửa hành trình tấn công mặt đất và chống hạm tầm xa, là cách nhanh nhất để chế tạo hỏa lực thông thường tầm xa ở Tây Thái Bình Dương".

Đức Trí (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !