Phòng, chống tội phạm mua bán người ở Nghệ An: Xây dựng mô hình điển hình tiên tiến

Tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người nói riêng, nhất là tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp.

Trong giai đoạn 2012-2020, trên địa bàn toàn tỉnh, các lực lượng chức năng đã xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả gần 40.000 tổ tự quản về an ninh trật tự và nhân rộng ra 928 điểm, trong đó có nhiều mô hình phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả như: mô hình “Hỗ trợ cộng đồng phòng, chống tội phạm mua bán người tại xã Tam Quang, Nga My (huyện Tương Dương), Quang Phong (huyện Quế Phong), mô hình các “CLB truyền thông phòng, chống tội phạm mua bán người” tại các xã ven biển (Quỳnh Long, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Quỳnh Tiến, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng) thuộc huyện Quỳnh Lưu; phường Quỳnh Phương, xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai); xã Long Thành (huyện Yên Thành); mô hình “Lá chắn” phòng chống mua bán người tại bản Hồn Diện, xã Đôn Phục (huyện Con Cuông); mô hình “Bản làng không có tội phạm và tệ nạn xã hội” tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn; Dòng họ tiêu biểu về an ninh trật tự; cụm dân cư, đơn vị an toàn không có tệ nạn ma túy; Xóm bản văn minh không có tệ nạn ma túy; Tuổi trẻ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội….

{keywords}
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo công tác tổng kết 9 năm thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người (2012-2020) của UBND tỉnh Nghệ An, tội phạm mua bán người chủ yếu là các đối tượng hoạt động chuyên nghiệp và là nữ giới có độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi (trong các vụ án, đối tượng là nam giới hầu hết đồng phạm đóng vai trò giúp sức), trong đó đối tượng có tiền án chiếm 27%, chúng cấu kết với nhau và là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tạo thành các đường dây khép kín để lôi kéo, móc nối, lừa gạt phụ nữ, trẻ em đưa sang Trung Quốc bán để hưởng lợi.

Mặt khác, một số đối tượng từng là nạn nhân trong các vụ mua bán người đã biết được nhu cầu tìm vợ của đàn ông Trung Quốc và các phương thức, thủ đoạn để đưa được nạn nhân sang Trung Quốc bán, do hám lợi đã về Việt Nam móc nối với các đối tượng ở địa phương để tìm kiếm, dụ dỗ, lừa gạt, tuyển lựa nạn nhân rồi đưa sang Trung Quốc bán hưởng lợi.

Thống kê từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/8/2020, lực lượng chức năng đã tiếp nhận 136 tin báo tố giác tội phạm mua bán người. 100% tin báo sau khi tiếp nhận đều được xác minh, giải quyết theo quy định. Đáng chú ý, toàn bộ số tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người trong thời gian này có căn cứ khởi tố vụ án.

PV

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !