Philippines “mài dao luyện kiếm” cho trận chiến pháp lý trên Biển Đông

Philippines đang hết sức nỗ lực chuẩn bị cho “cuộc chiến” pháp lý về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc.

Theo hãng tin Reuters, Manila đã triệu tập một đội chuyên gia luật quốc tế xuất sắc giúp nước này “chiến đấu” trong một vụ kiện chưa có tiền lệ theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, bất chấp việc Bắc Kinh dùng mọi biện pháp gây sức ép buộc chính phủ Philippines rút đơn kiện.

Philippines “mài dao luyện kiếm” cho trận chiến pháp lý trên Biển Đông - ảnh 1
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông năm 2012.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng phán quyết của tòa án dù thế nào cũng không có tính ràng buộc pháp lý, tuy nhiên sẽ có sức nặng lớn về mặt đạo đức và chính trị.

Ian Storey, Học giả về an ninh thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng Philippines đã đầu tư “lượng 'vốn liếng' chính trị khổng lồ trong canh bạc pháp lý này và muốn giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào”.

“Nếu đại diện pháp lý của Philippines tỏ ra thiếu thuyết phục và đuối lý, điều đó sẽ tổn hại nghiêm trọng tới thể diện của Manila và khiến Philippines đang từ “thế trên” trở về thế ngang hàng với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền”, chuyên gia Storey nói.

“Bắc Kinh cũng sẽ quyết theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình, thậm chí còn quyết liệt hơn trước đây”, ông nhận định.

Ngoài các vấn đề pháp lý, vụ kiện chứa nhiều rủi ro về chính trị và ngoại giao.

Hiện Nhật Bản, quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, và Việt Nam đang theo dõi sát sao tiến trình của vụ kiện.

Hoa Kỳ, quốc gia có mối quan hệ quân sự thân thiết với Philippines đồng thời là đồng minh hiệp ước từ lâu, cũng đang theo dõi vụ việc.

Trận chiến pháp lý này cũng phản ánh căng thẳng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc và Philippines đang “hằm hè” nhau về bãi cạn Scarborough, khu vực Bắc Kinh đã giành quyền kiểm soát từ Manila sau vụ đối đầu hải quân hồi tháng 4/2012.

Một nhà ngoại giao châu Á thuộc một quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi và rất lo ngại về nguy cơ một biến cố hoặc tính toán sai lầm có thể dẫn tới xung đột. Vì vậy, ở một góc độ nào đó, có thể nói cuộc chiến pháp lý này giống như một trận chiến ủy thác”.

Tranh chấp chủ quyền đang khiến Biển Đông – một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới – trở thành điểm nóng của khu vực trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường xây dựng năng lực quân sự còn Mỹ cũng đang thực thi chiến lược “Trục châu Á” của mình.  

Các nhà ngoại giao và quan chức quân sự cũng cho rằng các quốc gia châu Âu, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng theo dõi sát sao tình hình Biển Đông và vụ kiện này do vai trò quan trọng của vùng biển này đối với thương mại quốc tế.

Sự giận dữ của Philippines

Nổi giận vì Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chậm chạp trong việc giảm nhẹ căng thẳng về Biển Đông và lo sợ chủ quyền quốc gia bị đe dọa, các quan chức Philippines khẳng định họ không có sự lựa chọn nào khác.

Tháng 1/2013, Manila đệ đơn lên Tòa án Liên Hợp Quốc bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho hay Manila vẫn tin tưởng rằng việc đưa tranh chấp ra tòa là hành động đúng đắn, sẽ giúp phân xử các tuyên bố chủ quyền và làm rõ quyền lợi của các nước tranh chấp “đem lại lợi ích cho cả khu vực và cộng đồng quốc tế nói chung”.

Nhóm pháp lý đại diện cho Manila đang chuẩn bị những luận chứng nhằm chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa theo cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn” là phi pháp theo Luật biển. Họ cũng đang nghiên cứu để làm rõ vấn đề phân định chủ quyền đối với các khu vực như bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hả lý của Philippines.

Các thành viên tư vấn pháp lý cho Philippines gồm trưởng nhóm Paul Reichler, là một luật sư đang làm việc tại công ty luật Foley Hoag ở Washington, Mỹ; hai giáo sư về luật của Anh gồm Philippe Sands và Alan Boyle cùng giáo sư Bernard Oxman từ trường Đại học luật Miami.

Các chuyên gia luật độc lập đã mô tả nhóm pháp lý đại diện cho Philippines là một nhóm “đáng gờm”, với kinh nghiệm sâu rộng về Luật biển.

Philippines “mài dao luyện kiếm” cho trận chiến pháp lý trên Biển Đông - ảnh 2
Bãi cạn Scarborough, tâm điểm của căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc.

Sự tức giận của Trung Quốc

Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia và khẳng định vụ kiện “không có cơ sở pháp lý nào”. Dư luận cũng cho rằng Trung Quốc sẽ bác bỏ bất kỳ phán xét nào của Tòa án không hợp với mong muốn của nước này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định nước này coi động thái này của Philippines là sự vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN kí kết vào năm 2002.

“Philippines đã chiếm hữu trái phép các mỏm đá và đảo trên Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn kiên định ủng hộ biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương”, ông nói.

Được biết các nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các nhà ngoại giao ASEAN rằng vụ kiện của Philippines sẽ không có giá trị gì.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines cho hay cuối tháng Tám, Bắc Kinh ra yêu sách rằng nếu Tổng thống Benigno Aquino muốn tham dự Hội chợ thương mại Nam Ninh, Trung Quốc thì Manila phải rút đơn kiện. Các quan chức Trung Quốc sau đó tuyên bố không hề mời Tổng thống Philippines và ông Aquino cuối cùng cũng không tới Nam Ninh.

Tuy nhiên, vừa qua các nỗ lực của Philippines đã được khuyến khích khi hội đồng trọng tài quyết định nhận đơn kiện của Manila và sẽ xem xét theo Luật biển.

Năm trọng tài quốc tế yêu cầu Philippines hoàn thiện hồ sơ trước ngày 30/3/2014. Trung Quốc là một thành viên kí kết về Luật biển nhưng từ bỏ quyền chỉ định 1 trọng tài.

Clive Schofield, một giáo sư về hàng hải của Đại học Wollongong ở Australia, cho rằng việc Hội đồng trọng tài yêu cầu Philippines sớm hoàn tất hồ sơ cho thấy Manila có thể sẽ giành được lợi thế. Ngoài ra, điều đó cũng cho thấy phán xét của các trọng tài sẽ được đưa ra sớm hơn dự tính ban đầu của Philippines là 3 tới 4 năm.

“Điều đó cho thấy Philippines sẽ có thể giải trình các lập luận của mình ngay khi hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết. Nếu ngồi ở chiếc ghế của Philippines tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn ngồi ở chiếc ghế của Trung Quốc”, ông bình luận.

Giáo sư Schofield mô tả hội đồng trọng tài của vụ kiện là “không thể chê vào đâu được”.

“Các thành viên trọng tài đang tham gia một vụ kiện ở cấp rất cao và tôi cho rằng rất ít khả năng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị”, ông nhận định và cho rằng có vẻ hội đồng trọng tài cũng sẽ không thể hiện thái độ thù địch với Trung Quốc mặc dù nước này từ chối tham gia vụ kiện.

Theo chuyên gia Storey, xét tới cùng, Philippines đang mong chờ sẽ “có lãi lớn” với khoản đầu tư này. Nếu trọng tài đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines thì Manila sẽ có thể tự tin đầu tư vào các mỏ dầu khí ở các khu vực trên Biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền.

“Các công ty năng lượng nước ngoài cũng cảm thấy tự tin hơn khi đầu tư vào các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”, ông nhận xét.

Lê Dung

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !