Những mối nguy hại trên không gian mạng mà trẻ em phải đối mặt

Trẻ em hiện nay dành nhiều thời gian hơn trên không gian mạng. Được kết nối giúp giảm bớt tác động của COVID-19 lên trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục nhịp sống quen thuộc, nhưng nó cũng mang đến những rủi ro và nguy hiểm.

Cha mẹ có thể nhận diện một số mối nguy hại trên không gian mạng đối với trẻ em: nguy cơ bị đánh cắp danh tính, bắt nạt trực tuyến, quấy rối tình dục trực tuyến, buôn bán người, nghiện game, lừa đảo và tiếp cận nội dung cấm, trái phép.

Một thực tế không thể phủ nhận là thực tế, trẻ em khi lên mạng thường rất tò mò khám phá vì có nhiều điều thú vị, nhưng không biết phân biệt nội dung tốt hay xấu. Phụ huynh cũng không thể cấm cản con cái sử dụng mạng xã hội, dù lo ngại các em sẽ trở thành nạn nhân của tội ác trên không gian mạng.

Nhận thức được những nguy hại của môi trường mạng đối với trẻ em, thời gian qua, đã có không ít văn bản luật liên quan đến việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Cụ thể, Điều 54 Luật Trẻ em quy định về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nêu rõ: các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng...

{keywords}
Ảnh minh họa

Điều 35 Nghị định 56/2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em; phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Hành lang pháp lý đã có, thậm chí quy định xử phạt về việc sử dụng, cung cấp, chia sẻ thông tin xấu, độc trên môi trường không gian mạng cũng được ban hành tương đối nghiêm khắc. Cụ thể, theo Điều 101 Nghị định 15/2020 của Chính phủ quy định những hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn... sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền, nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng vừa triển khai Chương trình quốc gia bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 Chương trình có mục tiêu bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, trong đó gồm: Sử dụng mạng lành mạnh, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều video ảnh hưởng đến trẻ em; nhiều hoạt động lừa đảo, dụ dỗ trẻ em qua mạng vẫn còn xảy ra. Thiết nghĩ, để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội.

Toàn xã hội cần lên tiếng tố giác, tẩy chay những nội dung, thông tin xấu độc. Các cơ quan chức năng cần kiểm tra, giám sát và triệt xóa những nội dung thông tin xấu độc; xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm.

Các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật liên quan để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường học tăng cường tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng internet không lành mạnh; cách sử dụng thông tin trên mạng hiệu quả; cách nhận biết dấu hiệu bị xâm hại, lạm dụng trên mạng xã hội cho học sinh.

Cha mẹ cần quan tâm, quản lý, giám sát và hướng dẫn trẻ sử dụng internet, mạng xã hội; tăng cương trò chuyện, chia sẻ, tâm sự với trẻ, giúp trẻ tự hiểu được những tác hại trên không gian mạng, từ đó tạo lá chắn phòng, chống hữu hiệu.

Hoàng Thanh

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !