Người Việt chi 7 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến kể từ đầu năm

65% người tiêu dùng Việt Nam có độ tuổi trên 15 là người tiêu dùng trực tuyến; 46% trong số đó đã chuyển sang sử dụng kênh trực tuyến là kênh mua sắm chính. Tổng giá trị tiêu dùng mua sắm trực tuyến từ đầu năm đạt 7 tỷ USD.

 

Đó là nội dung được công bố trong báo cáo “Tương lai người tiêu dùng số, bắt đầu từ hôm nay” do Facebook và Bain & Company đối với người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tại thị trường Việt Nam, so với năm 2018, việc mua sắm trực tuyến trong năm 2020 tăng trên tất cả các danh mục, cao nhất ở ngành hàng tạp hóa (1,8 lần), tiếp đến là thời trang (1,6 lần), chăm sóc sức khỏe (1,5 lần), đồ dùng gia đình (1,4 lần) và đồ điện tử (1,4 lần).

{keywords}
 

Không chỉ số lượng người tiêu dùng trực tuyến tăng lên, mà tổng giá trị tiêu dùng của hoạt động mua sắm trực tuyến cũng tăng mạnh tại Việt Nam. Năm 2020 đã đạt mức 7 tỷ đô la, gấp đôi so với năm 2018.

Với tốc độ này, tổng giá trị tiêu dùng của hoạt động mua sắm trực tuyến được dự đoán sẽ tăng gấp 3,7 lần vào năm 2025. Doanh thu thuần bán lẻ trực tiếp (GMV) của Việt Nam được dự đoán là đạt 25 tỷ đô la vào năm 2025, tăng thêm 1 tỷ so với dự đoán từ năm ngoái của Forrester Forecast View, đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia. Trong đó ngành bách hóa là ngành có mức tăng trưởng nhanh nhất với tỷ lệ tăng trưởng kép trung bình hàng năm đạt 32%.

Các hoạt động mua sắm trực tuyến phần lớn được truyền cảm hứng từ các hoạt động khám phá trên mạng. Hơn 70% người dùng Việt Nam được khảo sát cho biết họ không xác định họ muốn gì hay mua từ đâu khi mua sắm trực tuyến. Thế hệ tiêu dùng trực tuyến này được gọi là “thế hệ khám phá", khi 47% đơn hàng được xuất phát từ những hoạt động khám phá tìm cảm hứng, thay vì biết mình muốn mua gì và chủ động tìm kiếm sản phẩm.

Nguồn để khám phá trực tuyến của người Việt bao gồm: Mạng xã hội và video ngắn 45%, Ứng dụng nhắn tin 12%, Video trung bình 30%, Trò chơi 5%, Video dài 4%.

64% người dùng Việt Nam cho biết họ cởi mở hơn khi thử mua hàng ở trang web mới và 69% trả lời là đã thay đổi thương hiệu mà họ hay mua trong 3 tháng qua. Lý do cho sự cởi mở và thay đổi này là họ tìm được sản phẩm thay thế có chất lượng tốt hơn và có giá trị tương xứng với số tiền bỏ ra.

Sự cởi mở của người dùng Việt Nam được minh chứng bằng việc số lượng website TMĐT trung bình mà họ mua hàng tăng từ 4 website năm ngoái lên 5.7 website trong năm 2020, cao nhất trong khu vực ĐNA.

Ngoài ra thói quen sử dụng tiền mặt cũng giảm mạnh, chỉ còn 60% người khảo sát chọn COD (thanh toán tiền mặt khi nhận hàng) giảm 9% so với năm ngoái, trong khi tỷ lệ chọn hình thức Ví điện tử và Thẻ tín dụng/ghi nợ lần lượt là 20% và 13%.

Kết quả khảo sát nói trên cũng chính là gợi ý cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước cơ hội rất lớn để phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ có thể chủ động đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến với các nhóm khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn mà không cần ngân sách quá lớn ngay từ đầu.

Nguyễn Tuân 

 

 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !