Vì sao người trẻ cần dự phòng cho tuổi già?

Với tốc độ già hoá dân số như hiện nay thì ước tính đến năm 2045 dân số Việt sẽ ở mức dân số già và trở thành gánh nặng cho toàn xã hội.

Mưu sinh vì không có trợ cấp

Khi về già ai cũng nghĩ rằng đó là quãng thời gian họ sống vui, khoẻ mạnh, nghỉ ngơi bên con cháu. Đó cũng là điều hợp lẽ tự nhiên, bởi họ đã dành cả tuổi trẻ cho học hành, chăm lo sự nghiệp; dành cả tuổi trung niên cho công việc, gia đình. Nhưng thực tế Việt Nam khoảng trống về an ninh thu nhập cho người cao tuổi còn lớn. Hiện không ít người già còn khó khăn về tài chính, phải tự lao động nuôi sống bản thân hoặc đa phần phụ thuộc vào con cái.

Ông Nguyễn Văn Báu, thành phố Yên Bái bước sang tuổi 74 nhưng ông vẫn phải đi làm cần mẫn để trang trải cuộc sống cho hai vợ chồng. Ông Báu kể ông là công nhân về một cục từ 30 năm trước. Theo ông Báu thời điểm đó nếu ông lựa chọn về theo chế độ hỗ trợ hàng tháng thì đến giờ tuổi già cũng đỡ vất vả hơn. Khi nhà máy giải thế, có chế độ lấy một cục nên ông đã chọn lấy tiền về. Số tiền khi đó ông chỉ dựng tạm được căn nhà cấp 4 và ở tới bây giờ.

Người cao tuổi làm hàng mã để kiếm thêm thu nhập. 

Khi con cái trưởng thành lập gia đình riêng, hai vợ chồng ông đều không có trợ cấp lương mà đều tự kiếm tiền. Vợ ông 73 tuổi vẫn cần mẫn đi bán từng mớ rau, con cá ở chợ. Còn bản thân ông vẫn đi làm, ai thuê gì ông làm đó. Hai năm dịch bệnh, vợ chồng ông đều khó khăn, hàng tháng các con gửi phụ thêm chút tiền thuốc men. 

Những người làm cùng cơ quan với ông Báu 30 năm trước không nhận chế độ một cục thì hiện tại cuộc sống đỡ vất vả hơn khi có tiền hỗ trợ hàng tháng từ 3 đến 4 triệu đồng. Gần đây, con gái lớn của ông nghỉ việc cũng định đi rút Bảo hiểm xã hội một lần, ông Báu nhìn gương của mình nên khuyên con để lại để phòng tuổi già và cố gắng đóng tự nguyện thêm vài năm nữa để về già có lương hưu.

Bản thân mình sống không có lương hưu, ông Báu thấy cuộc sống vô cùng vất vả. Ông lo nhất là ốm đau sử dụng tới hàng chục triệu đồng là ông bà không có mà phải nhờ cậy con cháu.

Cần dự phòng cho tuổi già
 
Theo ông Phan Văn Hùng – Phó Chủ tịch Hội Hội Người cao tuổi Việt Nam, hiện cả nước có hơn 11,4 triệu người cao tuổi, bằng gần 12% tổng dân số cả nước. Đây là nhóm đối tượng được ưu tiên thụ hưởng các chính sách an sinh, sử dụng các dịch vụ xã hội. 

Mỗi năm có khoảng 3 triệu người cao tuổi được lập hồ sơ sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ cho gần 4 triệu người; hơn 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế để được hỗ trợ khám, chữa bệnh. Những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu được trợ cấp xã hội hàng tháng. Riêng năm 2021, nước ta có hơn 1,8 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội, chiếm 51,4% tổng số người hưởng trợ cấp xã hội ngoài cộng đồng. 

Nhiều lần đi công tác tại các địa phương, ông Hùng cho biết gánh nặng kinh tế cho người cao tuổi rất lớn. Người cao tuổi ở nông thôn đa phần không có lương hưu. Những người từ 75 tuổi trở lên mới được hưởng trợ cấp của nhà nước dành cho người cao tuổi. Số tiền đó cũng chỉ là hỗ trợ một phần so với mức sống của họ hiện này.

Ông Hùng cho rằng một gánh nặng rất lớn hiện nay là nhiều người trẻ đang làm lại rút bảo hiểm xã hội một lần để lấy tiền. Đây là cái lợi trước mắt người ta nhìn thấy nhưng trong tương lai điều này sẽ trở thành gánh nặng rất lớn cho Nhà nước khi về già họ không có lương, không có khoản hỗ trợ nào và người già lại rơi vào vòng xoáy nghèo, làm tới lúc chết. Khi đó, xã hội phải lo cho họ.

Ông Hùng cho biết sắp tới sửa luật Người cao tuổi và đề cập tới vấn đề này để báo cáo Quốc hội. Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng người trẻ cần chuẩn bị tâm thế cho mình về già. Khi bạn có cộng việc tốt, thu nhập tốt cần có bảo hiểm, tích luỹ cho bản thân mình khi về già. Vì thực tế, theo dự báo  đến năm 2045 – 2050 là giai đoạn già hoá dân số, nếu không có sự chuẩn bị sẽ trở thành cuộc khủng hoảng về an sinh cho người già.

Khánh Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !