Người thầy 40 năm gắn bó với trẻ mầm non bất chấp mọi trở ngại

Ngay từ khi học hết cấp 2, người dân đã vận động thầy Bùi Văn Bông dạy học cho các em nhỏ trong bản và cũng từ đó thầy bén duyên với công tác giáo dục mầm non.

Thầy Bùi Văn Bông (SN 1963, trú bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa, hiện đang công tác tại Trường Mầm non Thành Sơn) là người đã gắn bó với trẻ mầm non suốt 40 năm qua.

Thầy Bùi Văn Bông bén duyên với giáo dục mầm non đã 40 năm qua.

Có mặt tại điểm trường lẻ Eo Kén nơi thầy Bông đang giảng dạy, khi bước vào sân trường chúng tôi đã gặp ngay hình ảnh người thầy nhiều tuổi đang hướng dẫn cho trẻ mầm non tập thể dục và chơi các trò chơi với các động tác mềm mại không khác gì những giáo viên nữ.

Thầy Bông chia sẻ: “Tôi sinh và lớn lên ở bản Kho Mường nằm trong thung lũng được bao bọc bởi núi, xa trung tâm xã nên việc đi lại học tập vô cùng khó khăn. Năm 1982, sau khi học hết cấp 2 (lớp 7) thì trong bản lúc đó chỉ có 2 người học hết cấp 2, không có ai dạy trẻ mầm non nên chính quyền, nhân dân vận động tôi đứng lớp để dạy trẻ, cũng từ đó tôi bén duyên với giáo dục trẻ mầm non”.

Khi đó, thầy Bông vừa là người anh, người cha, người mẹ dạy trẻ đọc viết, múa hát, chăm sóc các em nhỏ trong bản và được dân bản đóng góp cho 20kg lúa/1 vụ.

Sau đó, thầy Bông tiếp tục học thêm nghiệp vụ sư phạm và về công tác tại Trường mầm non Thành Sơn từ năm 1995 đến nay và cũng từng làm hiệu trưởng của nhà trường.

Thầy Bông dạy trẻ nhận biết những chữ cái đầu tiên.

“Lớp đầu tiên tôi dạy chỉ có 9 em nhỏ ở trong bản mình sinh sống. Do là xã miền núi chủ yếu là người dân tộc Mường, Thái ở các bản xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt sống ở các sườn đồi núi nên việc cho trẻ đến lớp rất ít. Vậy nên cũng từ đó tôi cũng làm luôn chuyên trách mẫu giáo, cùng chính quyền địa phương đi vận động ở khắp các bản đưa trẻ đến lớp” thầy Bông tâm sự.

Việc chăm sóc, giảng dạy cho trẻ đối với giáo viên nữ đã gặp nhiều khó khăn thì đối với thầy Bông việc đó càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ thầy đã từng ngày học tập thêm kinh nghiệm từ các nữ đồng nghiệp và cố gắng luyện tập các điệu múa, hát...

Là giáo viên nam nhưng thầy Bông dạy trẻ múa hát giỏi không kém các giáo viên nữ.

“Trong quá trình dạy trẻ tôi xem học trò như con cháu mình ở nhà nên mọi việc như vệ sinh, rửa ráy, cầm thìa, cho trẻ ăn... thì tôi cảm thấy bình thường như làm với cháu ở nhà. Vì là nam, việc múa hát chưa được dẻo nên tôi phải cố gắng từng ngày. Với đồ chơi cho trẻ, tôi cũng phải mua đồ về tự làm cho phù hợp”, thầy Bông bộc bạch.

Trải qua giảng dạy ở nhiều điểm lẻ khác nhau nên thầy Bông được rất nhiều học trò, phụ huynh quý mến, nhiều trẻ cũng mong muốn thầy lên dạy lớp 1 để dạy các em.

Thầy Bông tận tình chăm sóc trẻ nhỏ.
Thầy Bông giảng dạy tại góc truyền thống địa phương cho trẻ. 
Thầy như người ông vui chơi với con cháu trong nhà.

Cô Trương Thị Nội (52 tuổi) là người từng giảng dạy với thầy Bông từ năm 1997 đến nay cho biết: “Anh Bông là người tâm huyết với nghề, thân thiện với đồng nghiệp, ân cần với trẻ nhỏ, cố gắng vượt lên những khó khăn trong việc dạy múa, hát cho trẻ cùng với kết hợp việc tuyên truyền vào trong các tiết giảng dạy”.

Trong khi đó, cô Hà Thị Xuyên, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Sơn chia sẻ: “Thầy Bông là người công tác trong ngành giáo dục mầm non đã lâu. Dù là giáo viên nam nhưng thầy Bông đã cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà nhà trường giao phó, thậm chí còn hoàn thành tốt hơn cả giáo viên nữ”.

Giáo dục mầm non là lĩnh vực vô cùng đặc thù, nơi người giáo viên dạy cho trẻ những bước đầu tiên về nếp sống, giao tiếp, ứng xử xã hội và chăm sóc bản thân. Thật đáng quý và cảm phục biết bao khi thầy Bông đã giúp bao nhiêu thế hệ học trò có được viên gạch nền vững chắc để kiến tạo tương lai! 

Trần Nghị

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !