Người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp cần làm gì trong mùa dịch?
Người mắc tim mạch, tăng huyết áp là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng, thậm chí tử vong cao hơn khi mắc Covid-19. Trong khi đó, theo các báo cáo, 25% dân số nước ta mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm Covid-19 |
Hà Nội: Không đăng ký tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19?
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời câu hỏi của người dân 'không đăng ký tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19?'. Theo đó, thành phố không phân biệt người có hộ khẩu hay tạm trú, miễn là đang sinh sống ở Hà Nội là được tiêm.
Những lưu ý “bỏ túi” cho người tim mạch, huyết áp trong mùa dịch
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, hiện cả nước có tới 25% dân số mắc bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp. Tuy nhiên gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang trẻ hóa. Tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên ở Việt Nam là 47% nhưng nhiều người còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình.
Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Gia đình chị Hương ở gần hai phường phong toả - Văn Chương, Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội) nơi xuất hiện nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
Cả hai bố mẹ chị Hương đều bị tăng huyết áp phải uống thuốc hàng ngày. Tỏ ra khá lo lắng, chị Hương băn khoăn không biết liệu những người mắc bệnh huyết áp, tim mạch như bố mẹ chị nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ra sao?
Chị cũng không biết những người tăng huyết áp có nên tiêm vắc xin Covid-19 không và cần chú ý những gì?
Trả lời băn khoăn này, ThS BS. Nguyễn Đình Sơn Ngọc - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm Covid-19.
Một nghiên cứu trên người nhiễm Covid-19 cho thấy, tỉ lệ tử vong ở người có bệnh nền tim mạch cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế, người bệnh cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mà mình hiện có.
Nếu còn ít thì cần gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị hoặc phòng khám chuyên khoa mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời, uống thuốc đầy đủ theo chỉ định.
Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp… Trong trường hợp có chỉ định tái khám, phải đeo khẩu trang và thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cơ sở y tế.
Nếu có các triệu chứng khó thở, nặng ngực, mệt mỏi ngày càng tăng dần hoặc huyết áp, tần số tim không ổn định, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn… thì cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện gần nhất.
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Nên vận động vừa sức, đảm bảo hạn chế tiếp xúc theo các quy định phòng chống dịch và có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc, không căng thẳng quá mức và không lạm dụng bia rượu, các chất kích thích.
Huyết áp bao nhiêu thì có thể tiêm
Về việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid- 19, BS. Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh, bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc Covid 19, vì vậy đây là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng sớm để ngăn ngừa xuất hiện các biến cố nặng đó.
Tuy nhiên BS Thường cũng lưu ý, trong thời gian tiêm chủng (trước và sau tiêm) vẫn tiếp tục duy trì thuốc huyết áp, không được dừng thuốc.
Tiêm vắc xin có gây tăng huyết áp không? Không có cơ chế liên quan giữa việc tiêm vắc xin và tăng huyết áp, tuy nhiên, một số nghiên cứu quan sát cho thấy có một tỉ lệ xuất hiện tăng huyết áp ngay sau tiêm, điều này được giải thích là do liên quan tới yếu tố tâm lý lo lắng khi tiêm chứ không liên quan trực tiếp đến vắc xin.
BS Thường cũng thông tin thêm hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid-19. Không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).
Khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vắc xin) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch/ đột quỵ.
Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin. Các trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử trí hồi sức tốt.
N. Huyền
Người đặt stent mạch vành có được tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?
Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vắc xin Covid-19 an toàn.
Bị hoãn tiêm vắc xin tại phường, vào viện mạch vẫn nhanh có được tiêm hay không?
Bị hoãn tiêm vắc xin ở phường vì mạch nhanh, chị M băn khoăn nếu vào viện mà mạch vẫn nhanh thì liệu có được tiêm hay không? Nếu không phải do bệnh lý thì có cách nào nhịp tim trở về bình thường để đủ điều kiện tiêm chủng?