Người bệnh ung thư không nên sợ mà cần đi tiêm vắc xin Covid-19 ngay

Theo BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng Khoa ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, người bệnh ung thư cần được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 và cần đi tiêm ngay nếu có cơ hội

Người đặt stent mạch vành có được tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?

Người đặt stent mạch vành có được tiêm vắc xin phòng Covid-19 không?

Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vắc xin Covid-19 an toàn.

BS Vũ cho biết thời gian qua ông liên tiếp nhận được các câu hỏi của người bệnh ung thư có đi tiêm vắc xin Covid-19 hay không. Bác sĩ Vũ khẳng định câu trả lời là có.

Bởi vì, hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư cho dù đang điều trị vẫn có đáp ứng miễn dịch với vắc xin. Mặc dù có chậm và ít hơn so với người bình thường, nhưng vẫn có và giúp bảo vệ người bệnh. Đây là điều mà trước kia nhiều người lo ngại là bệnh nhân đang điều trị sẽ có đáp ứng miễn dịch kém và không nên chích ngừa.

Tuy nhiên miễn dịch vẫn có và bệnh nhân ung thư có thể cần thêm mũi ngừa thứ 3 thay vì 2 mũi chích như người bình thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bệnh ung thư vẫn an toàn với vắc xin không gặp tác dụng phụ nhiều hơn so với người bình thường.

Theo BS Vũ, người bệnh ung thư là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi bị virus SARS-CoV-2 tấn công. Do đó, người bệnh ung thư đang điều trị vẫn tiêm ngừa được và nên tiêm khi có cơ hội. Không nên vì lý do này, lý do khác mà e dè không tiêm.

Những bệnh nhân đã điều trị ổn, đang trong thời gian theo dõi hoặc duy trì thuốc uống thì vẫn tiêm ngừa giống người bình thường. Chỉ những người chống chỉ định là dị ứng với vắc xin.  

Theo bác sỹ Nguyễn Đình Châu - Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện TWQĐ 108, người bệnh ung thư nên tiêm vắc xin Covid-19. Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT của Bộ y tế, các bệnh nhân ung thư được xếp trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vắc xin (người mắc bệnh mạn tính và người trên 65 tuổi) do có nguy cơ biến chứng cao khi mắc Covid-19.

{keywords}
Người bệnh ung thư sau khi tiêm vắc xin vẫn sinh miễn dịch bảo vệ trước bệnh Covid-19. 

Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ khuyến cáo bệnh nhân đã hoặc đang mắc ung thư nên được ưu tiên tiêm vắc xin sớm nhất có thể. Trong trường hợp thiếu vắc xin, cần ưu tiên các bệnh nhân ung thư có bệnh nền kết hợp, từ 65 tuổi trở lên, đang điều trị hoặc kết thúc điều trị dưới 6 tháng.

Người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa hồi phục hoàn toàn không nên tiêm vắc xin có nguồn gốc virus sống do chúng có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Đến nay, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép có điều kiện 6 loại vắc xin của các hãng sau: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Gamaleya (Sputnik V), Sinopharm (Vero-Cell) và Janssen. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế chỉ những người có dị ứng với các thành phần trong vắc xin hoặc thuộc nhóm chống chỉ định của nhà sản xuất mới không được tiêm vắc xin. Còn lại vẫn có thể tiêm vắc xin.

Đối với bệnh nhân ung thư, bác sĩ Châu cho biết, giai đoạn tiêm vắc xin cần lưu ý. Ví dụ người bệnh phẫu thuật thì có thể tiêm trước phẫu thuật 1 tuần hoặc ít nhất sau khi bình phục và xuất viện.

Với những người đang xạ trị, Bộ Y tế khuyến cáo, sau xạ trị ít nhất 14 ngày. Với người đang truyền hoá chất có thể tiêm 1, 2 tuần trước khi truyền hoá chất hoặc sau khi bạch cầu trở lại bình thường.

Với bệnh nhân ung thư đang điều trị đích, điều trị miễn dịch có thể tiêm bất cứ thời điểm nào. Bệnh nhân ung thư ghép tuỷ tiêm sau 3 tháng, bệnh nhân theo điều trị liệu pháp tế bào (CART-T cell, NK) nên tiêm sau 3 tháng điều trị.

Cũng giống như người bình thường, bác sĩ Châu cho biết, ở bệnh nhân ung thư cũng có các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin, hay gặp gồm: đau, sưng tấy tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, sốt, gai rét, đau mỏi cơ - khớp, buồn nôn. Ở lần tiêm sau thường nặng hơn lần đầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp như:

Dị ứng thường với người có tiền sử dị ứng. Mức độ nặng là sốc phản vệ, cần được phát hiện sớm để xử trí kịp thời;

Rối loạn đông máu: Hầu hết ở phụ nữ 18-59 tuổi, thường 6-15 ngày sau tiêm vắc xin của AstraZeneca hoặc Janssen.

Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim: Xuất hiện vài ngày sau mũi 2, chủ yếu ở người trẻ tuổi, sau tiêm vắc xin của Pfizer và Moderna.

Hiện nay, do chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này nên các quốc gia đều trông chờ vào chiến dịch tiêm chủng vắc xin và coi đây như một cứu cách duy nhất để đẩy lùi dịch bệnh. Vì vậy, người dân không nên e dè lo ngại vắc xin mà nên đi tiêm ngay khi đến lượt kể cả có bệnh đi kèm.
 
K.Chi

Bị hoãn tiêm vắc xin tại phường, vào viện mạch vẫn nhanh có được tiêm hay không?

Bị hoãn tiêm vắc xin tại phường, vào viện mạch vẫn nhanh có được tiêm hay không?

Bị hoãn tiêm vắc xin ở phường vì mạch nhanh, chị M băn khoăn nếu vào viện mà mạch vẫn nhanh thì liệu có được tiêm hay không? Nếu không phải do bệnh lý thì có cách nào nhịp tim trở về bình thường để đủ điều kiện tiêm chủng?

Dị ứng thuốc, thực phẩm không liên quan vắc xin Covid-19 vẫn tiêm được

Dị ứng thuốc, thực phẩm không liên quan vắc xin Covid-19 vẫn tiêm được

Theo quyết định mới của Bộ Y tế, chỉ những người từng dị ứng với vắc xin Covid-19 và thành phần nào đó trong vắc xin mới chống chỉ định tiêm. Còn dị ứng với các thành phần không liên quan tới vắc xin thì không nên lo lắng.


 

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !