Hà Nội: Không đăng ký tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19?
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời câu hỏi của người dân 'không đăng ký tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19?'. Theo đó, thành phố không phân biệt người có hộ khẩu hay tạm trú, miễn là đang sinh sống ở Hà Nội là được tiêm.
Hỏi: Tôi thấy thông báo đăng ký tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại phường. Chúng tôi muốn nhờ chủ nhà trọ đăng ký tiêm vắc xin nhưng chủ nhà lo ngại không biết liệu có đăng ký được không, hay chỉ những người có hộ khẩu thường trú, hoặc tạm trú dài hạn mới được tiêm chủng?
Các trường hợp không có hộ khẩu, không có tạm trú như chúng tôi thì có được tiêm vắc xin Covid-19 hay không?
Phạm Thị Thanh Xuân, 23 tuổi, lao động tự do, tạm trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Trong chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 của thành phố Hà Nội sẽ triển khai sẽ tiêm có tất cả các đối tượng thuộc nhóm được tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội. Việc tiêm chủng không phân biệt đối tượng tạm trú hay thường trú.
Người dân đăng ký tiêm chủng với các UBND phường, xã nơi mình sống hoặc có thể đăng ký trực tuyến bằng cách truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại.
Khi đăng ký tiêm vắc xin online, người dân cũng không phải khai báo nơi thường trú, tạm trú mà chỉ cần khai thông tin về địa chỉ sinh sống.
Hiện nay, vắc xin Covid-19 của Hà Nội đã được phân bổ về các xã phường, quận, huyện nên người dân đăng ký tiêm chờ tới lượt tiêm.
Người dân không có hộ khẩu ở Hà Nội vẫn được đăng ký tiêm vắc xin Covid-19. |
UBND TP Hà Nội đã có phương án, lộ trình tiêm chủng đầy đủ cho người dân sống tại thủ đô trong năm 2021 theo phương án 170 đã ban hành trước đó.
Các đối tượng tiêm chủng sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đối tượng tiêm chủng là “Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin”.
Cùng với đó, tiếp tục căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất để điều chỉnh độ tuổi tiêm chủng phù hợp theo từng thời điểm, có thứ tự ưu tiên đối tượng tiêm chủng.
Mặt khác, Bộ Y tế mới đây cũng yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm cuốn chiếu, khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn trong khu vực đang bùng phát dịch...
Với mục tiêu như vậy, ta có thể hiểu việc tiêm vắc xin được triển khai đồng bộ, tạo ra miễn dịch cộng đồng, trước hết là ở từng khu vực. Như vậy, mục đích của tiêm chủng mới có tác dụng.
Thứ hai, về đối tượng, địa bàn tiêm chủng.
Quyết định 3355 của Bộ Y tế cũng quy định việc tiêm vắc xin được ưu tiên cho các tỉnh, thành phố đang có dịch. Trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm chủng trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.
Nghĩa là, trong quy định này, không phân biệt vấn đề cư trú, mà chỉ dựa trên vùng dịch, tỉnh, thành có dịch để xác định đối tượng tiêm chủng.
Thống kê mới nhất của Bộ Y tế đến ngày 22/8 tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 17.364.569 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.530.221 liều, tiêm mũi 2 là 1.834.348 liều vắc xin Covid-19.
Khánh Chi
Bị hoãn tiêm vắc xin tại phường, vào viện mạch vẫn nhanh có được tiêm hay không?
Bị hoãn tiêm vắc xin ở phường vì mạch nhanh, chị M băn khoăn nếu vào viện mà mạch vẫn nhanh thì liệu có được tiêm hay không? Nếu không phải do bệnh lý thì có cách nào nhịp tim trở về bình thường để đủ điều kiện tiêm chủng?
Người bệnh ung thư không nên sợ mà cần đi tiêm vắc xin Covid-19 ngay
Theo BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng Khoa ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, người bệnh ung thư cần được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 và cần đi tiêm ngay nếu có cơ hội
Sự thực 'ngồi ở nhà vẫn nhiễm Covid-19'
Khi số ca nhiễm cộng đồng tăng cao, nhiều người thắc mắc tại sao ở nhà, có trường hợp không đi đâu cả tháng, không tiếp xúc với ai mà vẫn bị nhiễm Covid-19.