Ngành giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay mọi hoạt động đều dịch chuyển lên Internet, kéo theo rủi ro lớn cho phụ huynh, trẻ em như lộ lọt thông tin, bị lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, dụ dỗ lôi kéo, tiếp cận thông tin giả mạo.

Một thực tế không thể né tránh ngày nay là mạng Internet là một phần không thể thiếu trong đời sống của trẻ em. Bên cạnh việc đem lại các cơ hội tiếp cận thông tin, không gian mạng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ rất đáng lo ngại đối với trẻ.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 thì đây chính là Chương trình cấp quốc gia đầu tiên về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Nhận biết được điều này, nhiều địa phương cũng đã triển khai các hành động cụ thể nhằm bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Với ngành giáo dục đào tạo thì giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường mạng và trang bị kỹ năng cho trẻ em khi tham gia sử dụng Internet chính là nhiệm vụ hàng đầu. 

Theo đó, các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ là đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động;  trang bị “bộ kỹ năng số” cơ bản cho trẻ em theo độ tuổi và lồng ghép vào chương trình giáo dục.

Khuyến khích, thúc đẩy vai trò chủ động của gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo trong việc hướng dẫn trẻ các các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.

Cùng với đó, phía Cục trẻ em cũng cho biết sẽ triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Cụ thể như: Thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất; có cơ chế kết nối để các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trên Internet có thể tích hợp chế độ báo cáo tự động về các nội dung nguy hại, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

{keywords}
Ảnh minh họa

Đưa vào sử dụng trong ngành giáo dục và đào tạo các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các kho học liệu, xuất bản phẩm điện tử nhằm thực hiện chuyển đổi số một cách an toàn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 

Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 đã xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình. Chương trình còn có sự vào cuộc của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet (ISP), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị di động thông minh, máy tính và doanh nghiệp sản xuất phần mềm, dịch vụ nội dung số cũng có trách nhiệm tham gia phối hợp thực hiện Chương trình. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Việc ban hành Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025 là một bước cụ thể hóa Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em, đồng thời thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ những mầm non của đất nước trong thời đại kỹ thuật số, tạo môi trường không gian mạng lành mạnh, an toàn cho con trẻ được phát triển, sáng tạo và làm chủ tương lai của chính mình.

Hoàng Thanh

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !