Họp ‘khẩn’ gỡ khó thị trường bất động sản, loạt dự án sai phạm về đất đai

Một cuộc họp khẩn của Chính phủ với nhiều ‘ông lớn’ bất động sản vừa diễn ra, Hà Nội tạm dừng điều chỉnh pháp lý tại dự án khu đô thị Thanh Hà, loạt dự án sai phạm về đất đai vừa được công bố… là những tin đáng chú ý.

Loạt ‘ông lớn’ bất động sản họp ‘khẩn’ cùng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn

Một cuộc họp khẩn vừa diễn ra ngày 8/11 tại TP.Hồ Chí Minh do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cùng với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, đại diện Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch HoREA và một số lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản của TP. HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nói những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải tại cuộc họp 'khẩn' với Chính phủ....

Cụ thể như: Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần Đầu tư IMG, Công ty địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Him Lam, Công ty Cổ phần Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền….

Cùng thời điểm, cuộc họp tại Hà Nội do Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cùng với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị với sự tham dự của khoảng 15 chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, tại cuộc họp Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế của bất động sản hiện nay, các doanh nghiệp đã nói hết được những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh hiện nay vướng mắc lớn nhất là pháp lý, chiếm tới 70%. Tại cuộc họp, các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị cần có một Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ và giải quyết những khó khăn dứt điểm dự án bị vướng mắc pháp lý phải dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tạo niềm tin và “cú huých” cho thị trường bất động sản.

Ông Châu cũng cho biết, tại cuộc họp này, Hiệp hội đã đề nghị xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Bởi, vừa qua có nhiều trường hợp đang giải ngân nhưng mới chỉ được một phần đã hết room tín dụng.

Loạt dự án sai phạm về đất đai ở Kon Tum

Thanh tra Chính phủ vừa công bố văn bản kết quả thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất và quản lý, đầu tư xây dựng; thanh tra dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 1/1/2016 đến 31/12/2019.

Trong đó, có những sai phạm đáng chú ý như dự án siêu thị Co.opmart Kon Tum do Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM làm chủ đầu tư trên khu đất có giá trị thương mại cao nhưng UBND tỉnh đã thực hiện việc đấu giá và cho thuê đất không đúng quy định, thiếu trách nhiệm giám sát dự án, có nguy cơ làm thất thu ngân sách, để doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuê đất phải nộp trong 15 tháng với số tiền hơn 68 tỷ đồng.

Tại án Tổ hợp thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư sai phạm trong việc UBND tỉnh giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện nhiệm vụ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá.

Sau hơn một năm kể từ khi thực hiện đấu giá thành công vào ngày 8/8/2019, FLC đã không thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng UBND tỉnh thiếu quyết liệt trong xử lý hủy kết quả đấu giá. Đến ngày 16/9/2020, FLC mới nộp tổng số tiền trúng đấu giá là 204,6 tỷ đồng và 20,8 tỷ đồng tiền phạt chậm nộp.

Dự án còn vi phạm quy định về Luật đất đai 2013 khi chưa đầu tư hoàn thành đã tự ý tách thửa và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với thời hạn lâu dài. Phía Thanh tra Chính phủ yêu cầu thu hồi và cấp lại quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Ngoài ra, kết luận của Thanh tra Chính phủ còn cho biết, việc giao đất, cho thuê đất tại TP Kon Tum, huyện Đắk Hà, huyện Ngọc Hồi, huyện Kon Rẫy có nhiều sai phạm. Riêng tại TP Kon Tum có tình trạng giao đất vượt hạn mức, giao đất cho 43 trường hợp không thuộc đối tượng tái định cư, khiến nguy cơ thất thu cho ngân sách hơn 3,5 tỷ đồng.

Huyện Đắk Hà có 85 trường hợp giao đất không qua đấu giá đối với quỹ đất nhỏ, lẻ trong thời gian dài.

Hà Nội tạm dừng điều chỉnh pháp lý tại dự án khu đô thị Thanh Hà

Một góc dự án khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai (Hà Nội).

Dự án KĐT Thanh Hà – Cienco 5 nằm trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 giao cho Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư, theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng với quy mô lập diện tích quy hoạch trên 582ha và được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào ngày 13/7/2015 gồm 3 khu: KĐT Thanh Hà A – Cienco 5; KĐT Thanh Hà B – Cienco 5 và KĐT Mỹ Hưng. 

Đến ngày 25/11/2020, UBND TP Hà Nội đã cho phép điều chỉnh một số nội dung như: Tên người sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vẫn đang tiếp tục rà soát lại dự án theo kiến nghị của Thanh tra TP, sau khi Thanh tra TP tổ chức kiểm tra, rà soát tổng thể dự án BT (Xây dựng - Chuyển giao) đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án khác để hoàn vốn dự án BT. 

Vì vậy, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định tạm dừng điều chỉnh một số nội dung tại quyết định trước đây đối với khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5.

Quảng Bình rà soát, xử lý hàng trăm dự án chậm tiến độ

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình vừa chỉ đạo các sở ngành, huyện, thị xã về việc tăng cường kiểm tra xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, dự án chậm tiến độ sử dụng đất trên địa bàn.

Qua rà soát của các sở ban ngành, hiện tỉnh Quảng Bình có 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỷ lệ 22,7% tổng số dự án trên địa bàn. Trong đó, ngoài phạm vi khu kinh tế, khu công nghiệp có 87 dự án, bao gồm 39 dự án chưa triển khai thi công hạng mục nào cả.

Bên cạnh đó, trong phạm vi khu kinh tế, khu công nghiệp có 16 dự án đã được tỉnh giao đất, cho thuê đất nhưng đang chậm tiến độ (trong đó có 7 dự án chưa thực hiện triển khai thi công). 

Điển hình như Dự án Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng Quảng Bình tại KCN Cảng biển Hòn La của Công ty TNHH Nguồn lực Dohwa; Trung tâm thương mại Cha Lo kết hợp điểm dừng chân và điểm bán xăng dầu tại KKT Cha Lo của Công ty TNHH SXTM Hưng Phát; Kho xăng dầu DKC Hòn La tại KCN Cảng biển Hòn La của CTCP DKC Hòn La…

Ngoài phạm vi khu kinh tế, khu công nghiệp có 87 dự án, bao gồm 39 dự án chưa triển khai thi công hạng mục nào, điển hình như: Dự án Khu Du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh của CTCP Du lịch Sài Gòn - Quảng Bình; Dự án Khách sạn 4 sao Sài Gòn - Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Cát Biển  Quảng Bình; Dự án Xây dựng khu khách sạn sinh thái tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới của Công ty cổ phần Delta….

Thảo Nguyên

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !